Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Truyền thông Tết 2022: Chú ý cộng hưởng các chủ đề ‘nóng’ là tết, Covid-19 và bóng đá

Huyền Trang (thực hiện)
- 12:30, 03/11/2021

(DNTO) - 4 đợt dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp đã kéo theo tâm lý và hành vi người dùng thay đổi một cách từ từ và có tính kế thừa giữa các đợt. Cùng với đó, xu hướng truyền thông của các thương hiệu buộc phải thay đổi để có thể bắt kịp những hành vi mới của người dùng.

Tết là dịp mua sắm lớn nhất trong năm, cũng là dịp để các thương hiệu đẩy mạnh truyền thông, quảng bá tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Tết năm 2022 là cái tết đặc biệt khi Việt Nam trải qua những đợt dịch Covid-19 phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đời sống người dân. Trong giai đoạn phục hồi sau dịch bệnh, các thương hiệu cần chú trọng gì trong chiến lược truyền thông để vừa tạo được tiếng vang nhưng cũng thể hiện sự đồng cảm với người tiêu dùng?

Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có cuộc trò truyện với bà Đỗ Như Quỳnh - Trưởng bộ phận Marketing và Nghiên cứu người tiêu dùng tại Buzzmetrics (đơn vị phân tích dữ liệu mạng xã hội hàng đầu Việt Nam) để làm rõ những xu hướng truyền thông Tết 2022 mà các thương hiệu nên theo đuổi.

Đỗ Như Quỳnh

Phóng viên: Buzzmetrics đánh giá như thế nào về sự thay đổi xu hướng truyền thông của các thương hiệu kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra?

Bà Đỗ Như Quỳnh: Đầu tiên, dễ thấy nhất, là những thay đổi trong thông điệp truyền thông của các thương hiệu. Covid-19 là một “fad topic” (chủ đề nóng) nổi bật trên mạng xã hội, thu hút thảo luận của người dùng, đồng thời cắt giảm sự chú ý của họ đối với các chủ đề khác.

Giai đoạn giãn cách xã hội đầu tiên (tháng 4/2020) có rất nhiều chiến dịch khai thác thông điệp về hỗ trợ tuyên truyền và phòng, chống dịch. Nhiều thương hiệu cũng truyền tải các thông điệp tích cực như làm việc tại nhà, giải trí mùa dịch (chơi TikTok, nấu ăn)... nhằm tăng tương tác, kết nối với người dùng và duy trì nhận diện cho thương hiệu.

Các thương hiệu buộc phải thay đổi về cách thức và phương tiện truyền thông, thay vì quảng cáo ngoài trời hay các sự kiện ngoài trời thì tập trung nhiều hơn vào các kênh truyền thông trực tuyến, truyền thông trên social media.

Xu hướng “go online”, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, như các dịch vụ đi chợ online, sự kiện online, thanh toán online, mua sắm online, các hoạt động tương tác trực tuyến với người dùng như livestream/workshop trực tuyến,...

* Vậy đâu là thương hiệu đã thành công trong việc đón đầu làn sóng thay đổi hành vi người tiêu dùng trong đại dịch?

- Ví dụ VitaDairy thực hiện chiến dịch “Bảo vệ bác sĩ 24h” ngay thời điểm dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tại nước ta (ngày 30/3), kêu gọi người dùng đăng tải lại hình ảnh của chương trình cùng hashtag #Baovebacsi24h trên Facebook và với mỗi bài đăng như vậy sẽ đóng góp 10.000 đồng vào quỹ “Bảo vệ bác sĩ 24h”. Chiến dịch đã lan tỏa mạnh mẽ ngay sau khi phát động với lượng UGC (lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng) hơn 200.000 bài viết và liên tiếp dẫn đầu Bảng xếp hạng 10 chiến dịch truyền thông mạng xã hội nổi bật của Buzzmetrics trong tháng 3 và 4/2020.

Chiến dịch “Con sẽ ở nhà” của Casper cũng thu hút cộng đồng mạng tham gia, bằng cách đăng tải lên trang Facebook hoặc Instagram cá nhân hình ảnh/video có chứa dòng chữ “con sẽ ở nhà” kèm hashtag #conseonha, thương hiệu sẽ ủng hộ 10.000 đồng vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 Việt Nam với mỗi bài đăng hợp lệ. Sự phối hợp truyền thông cùng VTV24 đã giúp độ tin cậy của chiến dịch tăng cao và lan tỏa trên khắp cả nước.

TikTok là một cái tên bùng nổ trong giai đoạn dịch bệnh. “Chơi TikTok” trở thành một hoạt động giải trí phổ biến trong mùa dịch. TikTok đã thực hiện nhiều chiến dịch phối hợp với Bộ Y tế để truyền tải những thông điệp ngắn gọn và có hiệu ứng lan truyền đến cộng đồng. Có thể kể đến chiến dịch “Ở nhà vẫn vui” hay “Ghen covy challenge” và “Vũ điệu rửa tay” đã lan tỏa với tốc độ đáng kinh ngạc trên các mạng xã hội, thậm chí thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Truyền thông Tết 2022 sẽ rất khác so với năm 2021 khi doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ các đợt dịch Covid-19 liên tiếp xảy ra trên diện rộng. Ảnh: T.L.

Truyền thông Tết 2022 sẽ rất khác so với năm 2021 khi doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ các đợt dịch Covid-19 liên tiếp xảy ra trên diện rộng. Ảnh: T.L.

* Với sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lý, hành vi của người tiêu dùng, truyền thông Tết 2022 của các thương hiệu nên chú ý vào những điểm nhấn nào?

- Đo lường của Buzzmetrics từ tháng 1-3/2021 dựa trên những thảo luận có chứa từ khóa: Tết, giao thừa, lì xì và các biến thể (không tính Tết Dương lịch, Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ) tại các kênh Facebook, YouTube, Ecommerce, Forum, Blog, Online news cho thấy, vào chiến dịch Tết 2021, thường các thương hiệu lên kế hoạch rất sớm, thời gian thực hiện chiến dịch cao điểm nhất sẽ là 1 tháng trước tết. Vào năm ngoái, Covid-19 xảy ra quá cận tết (cách mùng Một Tết Nguyên đán chỉ có 2 tuần) và thời điểm đó các thương hiệu gần như đã chạy xong các chiến dịch hay không thể thay đổi kịp nữa.

Như vậy, kế hoạch tốt nhất cho các thương hiệu trong mùa Tết 2022 đó là nhiều kịch bản, tức là có nhiều kế hoạch khác nhau chứ không phải 1 kịch bản duy nhất. Việc xây dựng kịch bản cũng như lựa chọn thông điệp truyền thông cần cân nhắc 3 yếu tố cốt lõi:

- Yếu tố thương hiệu (tùy thuộc vào tính chất ngành hàng/sản phẩm, đặc điểm của thương hiệu, mục tiêu của chiến dịch tết);

- Dựa trên các kịch bản có thể xảy ra trong Tết 2022 (dựa trên cộng hưởng của 3 fad topics là tết, Covid-19 và bóng đá);

- Dựa vào những thay đổi trong tâm lý và hành vi của người dùng, từ đó, thương hiệu có thể lựa chọn những “điểm nhấn” phù hợp cho chiến dịch tết, linh hoạt theo kịch bản xảy ra.

Trong trường hợp Covid-19 tái bùng phát vào dịp Tết 2022: Thương hiệu cần phải cân nhắc đến những thay đổi hay xu hướng mới trong mùa Tết 2021:

“Tết tiết kiệm nhưng vừa đủ”: Chi tiêu tết cơ bản không phung phí, hướng đến các sản phẩm thiết yếu. Do đó, các yếu tố như giá phải chăng, các chương trình giảm giá/ khuyến mãi hay hỗ trợ tài chính mùa dịch sẽ thu hút người tiêu dùng

Các xu hướng ăn tết tại gia hay tết online. Đặc biệt, là xu hướng go-online cũng đã được người dùng thích ứng và quen thuộc trong một thời gian dài. Một số ngành hàng như F&B, gia vị, đồ dùng nhà bếp, hay đồ điện gia dụng,... có thể hưởng lợi nhờ người dùng có xu hướng tích trữ đồ ăn cho dịp tết, hoặc tổ chức các tiệc ăn uống xem bóng đá tại nhà. Do đó, thương hiệu cần đảm bảo đủ hàng, tung ra các combo tết, hoặc sản phẩm có dung tích lớn, tặng thêm ưu đãi khi mua số lượng lớn. Đồng thời, phải tìm ra những điểm rơi khi khách hàng chuẩn bị đi mua hàng trữ cho dịp tết.

Mua sắm tết và thanh toán trực tuyến sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Các thương hiệu cần đa dạng các kênh bán hàng, chú ý nhiều hơn đến trải nghiệm mua sắm O2O, tích hợp và tung ra ưu đãi dành cho các hình thức thanh toán không chạm.

Trong trường hợp dịch bệnh không kéo dài/không giãn cách diện rộng: Khó khăn tài chính vẫn còn tồn tại, tuy nhiên sẽ đỡ nghiêm trọng hơn nhờ có một khoảng nghỉ để hồi phục kinh tế trước dịp mua sắm cuối năm. Do đó, các thương hiệu có thể khai thác tâm lý “ăn tết bù” bởi một bộ phận người dùng có thể cảm thấy lạc quan hơn khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và hình thành tâm lý bù đắp cho mùa tết năm rồi.

Truyền-thông-Tết

* Đâu là điểm các thương hiệu cần tránh trong các chiến dịch truyền thông Tết 2022?

- Kế hoạch tốt nhất cho các chiến dịch truyền thông Tết 2022 đó chính là “nhiều kế hoạch, nhiều kịch bản”. Dù là kịch bản nào, các thương hiệu cũng cần chú ý đến một số điểm sau:

Tránh xung đột về mặt thông điệp: Nhìn lại mùa Tết 2021, một số chiến dịch có các thông điệp mang tính chất xung đột khi dịch Covid-19 bùng phát cận tết, đặc biệt là các thương hiệu ngành du lịch. Nếu như trước khi dịch bùng phát, các thương hiệu này quảng bá du lịch với điểm đến ở nhiều vùng miền và không tập trung nhiều vào thông điệp du lịch an toàn, thì sau khi dịch bùng phát, buộc các thương hiệu phải chuyển sang quảng bá các điểm du lịch ngoài vùng dịch, khai thác câu chuyện du lịch an toàn.

Chú ý đến tone & mood của chiến dịch: Một mùa tết thông thường sẽ tràn ngập không khí lễ hội, thể hiện được tâm trạng hân hoan, háo hức của người dùng khi mong chờ một năm mới sắp đến, đó cũng chính là lý do mà phần lớn các chiến dịch đều có tone & mood rất vui nhộn và tươi sáng.

Tuy nhiên, đối với Tết 2021, khi dịch bùng phát ngay trước tết đã làm cho không khí tết bị chùng xuống, các sắc thái cảm xúc tiêu cực của người dùng (như nỗi sợ không có tết, nỗi lo không thể về quê đoàn tụ hay nỗi lo tài chính,...) có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi các thương hiệu phải cẩn trọng trong việc điều chỉnh tone & mood của chiến dịch, tránh lạm dụng các thông điệp quá vui/quá tích cực, không hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Chú ý đến sự cộng hưởng của các fad topic trong giai đoạn Tết 2022: Tránh đổ dồn sự chú ý vào Covi-19 mà bỏ qua tác động của các fad topic khác, cụ thể là bóng đá. Chủ đề này được dự đoán sẽ tạo thêm bầu không khí tích cực cho mùa lễ tết.

Ví dụ như Tết 2018, chủ đề bóng đá đã từng bẻ gãy đường xu hướng thảo luận tết trên mạng xã hội, làm cho người dùng không còn quan tâm nhiều tới tết mà đổ dồn sự quan tâm đến bóng đá. 

Theo đo lường của Buzzmetrics, vào tháng 6 vừa qua, mỗi trận đấu tiếp theo của tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup lại thu hút nhiều thảo luận hơn trận đấu trước, với đỉnh điểm là hơn 3 triệu thảo luận trong ngày kết thúc trận đấu với UAE. Bóng đá trong Tết 2022, dù là thắng hay thua, cũng sẽ tạo ra một tác động lớn. Điều này buộc các thương hiệu vào thời điểm đó phải điều chỉnh lại thông điệp.

* Xin chân thành cảm ơn bà!

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
14 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm