Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

 Năm 2050: Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD

Bạch Dương
- 08:44, 11/02/2023

(DNTO) - Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022. Trên cơ sở đó, các báo cáo dự báo quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050.

Kinh tế số Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: TL.

Kinh tế số Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: TL.

Tại Hội thảo: “Kinh tế số và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới”, chiều 10/2,  ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, phát triển nền kinh tế số là một những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm của Việt Nam trong bối cảnh mới. Theo đó, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế số...

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Việt Nam xếp thứ 25/194 quốc gia về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu, hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS đã được triển khai tại 100% chi cục hải quan và hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động đã bao phủ 100% thương mại qua cảng biển và hơn 90% thương mại qua cảng hàng không.

"Theo báo cáo của E-conomy SEA năm 2022 của Google, Temasek và Bain Company, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó, thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất", ông Dương thông tin.

Cũng theo báo cáo này, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022. Nếu được tối ưu hoá, lượng khí phát thải từ hoạt động thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể từ 30-40% so với hoạt động thương mại thông thường, từ đó đóng góp cho phát triển bền vững chung của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, chia sẻ tại hội thảo, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng phụ trách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho biết, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình phát triển kinh tế số, như: Hạ tầng cho kinh tế số chưa đồng bộ, năng lực kết nối số còn hạn chế, hệ thống thể chế chưa thực sự tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế số còn thiếu và yếu, thiếu quy định về bảo vệ người tiêu dùng.

"Phát triển bền vững nền kinh tế số, trong đó có thương mại điện tử đang là một thách thức không nhỏ. Vì bên cạnh phát thải từ thương mại điện tử thì vấn đề hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng cũng rất phức tạp. Ngoài ra, năng lực đổi mới sáng tạo của khu vực tư nhân được đánh giá là một trong những hạn chế lớn đối với sự phát triển kinh tế số của Việt Nam", bà Lại Việt Anh nhận định.

Theo đó, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế số với các nước trên thế giới, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ thể chế - pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Đặc biệt, nhằm tăng vai trò của quản lý Nhà nước, bà Lại Việt Anh cho biết, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, giải pháp kết nối chia sẻ dữ liệu về thương mại điện tử. Mặt khác, Bộ Công thương cũng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý kinh doanh thương mại điện tử trên mạng xã hội đồng thời xây dựng và hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý kỹ thuật các website/ứng dụng vi phạm pháp luật. “Kinh tế số, xã hội số không chỉ có người bán mà còn có cả người mua".

Ngoài ra, bà Việt Anh chia sẻ thêm số liệu thống kê về yêu cầu của người tiêu dùng đối với bao bì từ Tập đoàn thiết bị đóng gói Shorr cho thấy, có khoảng 86% người tiêu dùng cho biết có nhiều khả năng mua hàng từ các nhà bán lẻ hơn nếu bao bì bền vững đồng thời 77% người tiêu dùng mong đợi nhiều thương hiệu cung cấp bao bì bền vững 100% trong tương lai.

“Các nhà bán lẻ cần có các giải pháp thay đổi thói quen tiêu dùng hướng tới giao hàng xanh. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với bao bì bền vững là hiện hữu, do đó tính bền vững và bao bì ít chất thải phải là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp,” bà Việt Anh nhấn mạnh.

Tin khác

Xu thế
Sự cạnh tranh của các loại game lậu, sự phát triển rời rạc của các nhà phát hành... đang khiến giấc mơ doanh thu triệu USD của ngành game Việt trở thành thách thức không nhỏ.
12 giờ
Xu thế
Ngành thể thao điện tử (eSports) đang có sức hấp dẫn lớn hơn cả môn thể thao vua khi đạt doanh số hàng triệu USD, thu hút hơn 500 triệu người theo dõi mỗi năm.
12 giờ
Xu thế
Viết nhạc, vẽ tranh hay thậm chí trở thành những thần tượng ảo…các ứng dụng của AI (trí tuệ nhân tạo) có thể làm những công việc ngoài sức tưởng tượng của con người. Thế nhưng, sự phát triển của một xã hội đâu chỉ dựa vào công nghệ.
5 ngày
Xu thế
Không còn thái độ ngờ vực hay chỉ trích, các nước đang cởi mở hơn trong việc đón nhận tiền mã hóa như một loại tài sản, bằng cách nỗ lực thiết lập các chính sách để định hướng hoạt động liên quan đến loại tiền này.
1 tuần
Xu thế
Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) tiếp tục được các tay chơi như Shopee, Lazada, TikTok Shop, đẩy mạnh để tạo khoảng cách với các đối thủ.
1 tuần
Xu thế
Một bộ phận nhân sự sa thải từ các công ty công nghệ đang chuyển dịch sang các ngành nghề khác, nhưng nó mới chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia. Kỳ vọng làn sóng nhân sự chất lượng cao dịch chuyển từ Mỹ, châu Âu về Việt Nam vẫn rất mong manh.
2 tuần
Xu thế
Việc thể hiện là một ứng dụng tiện ích trong các doanh nghiệp, Chính phủ, đã giúp công nghệ blockchain thoát khỏi “tiếng oan” khi thường bị gắn với thị trường tiền số.
2 tuần
Xu thế
Khép lại những khủng hoảng lớn trong năm ngoái, năm 2023 sẽ được xem là năm bản lề khi thị trường blockchain bước vào thanh lọc, tìm kiếm dự án mới cũng như các quốc gia từng bước xây dựng khung khổ pháp lý cho thị trường.
1 tháng
Xu thế
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có cơ hội nối gót “anh cả” Viettel, FPT tiến ra thị trường thế giới, thu về hàng tỷ USD khi nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
1 tháng
Xu thế
Mô hình kinh doanh nhắm vào cả B2B (khách hàng tổ chức doanh nghiệp) và B2C (khách hàng cá nhân) và thấu hiểu khách hàng sâu sắc đã giúp ChatGPT dù không phải là đột phá về công nghệ nhưng vẫn vươn lên trước các đối thủ.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ không phải quá mới, tuy nhiên đột phá về mô hình kinh doanh và trải nghiệm người dùng đã khiến ChatGPT ‘nổi như cồn’ ngay khi vừa ra mắt, đồng thời khuấy động cuộc đua của nhiều ‘ông lớn’ công nghệ.
1 tháng
Xu thế
Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022. Trên cơ sở đó, các báo cáo dự báo quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050.
1 tháng
Xu thế
Bằng chiến lược tung các mã khuyến mại khủng, TikTok Shop nhanh chóng vượt mặt Tiki, tiến gần hơn tới vị trí của Lazada chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng nên nhớ, các mã khuyến mại khủng vốn là “át chủ bài” của Shopee và đang khiến gã khổng lồ này ngập ngụa trong thua lỗ.
1 tháng
Xu thế
Cho rằng vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, hay nói rằng chiến tranh Việt Nam chống đế quốc là nội chiến…, công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang gây nhiều lo ngại cho người sử dụng.
1 tháng
Xu thế
Thị trường chứng khoán Mỹ chộn rộn với một loạt báo cáo doanh thu từ các “ông lớn” công nghệ. Cổ phiếu của họ đẩy chỉ số chứng khoán Nasdaq lên cao, trong bối cảnh hy vọng lãi suất cho vay sẽ được cắt giảm trong năm nay.
1 tháng