Thứ tư, 17/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Một cuộc chạy đua sản xuất chip AI đang diễn ra

Huyền Trang
- 13:43, 07/01/2024

(DNTO) - Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.

Các quốc gia, tập đoàn công nghệ lớn đang nỗ lực chạy đua để tự chủ nguồn chip, đặc biệt là chip AI để giảm chi phí và tránh phụ thuộc vào bên ngoài. Ảnh: T.L.

Các quốc gia, tập đoàn công nghệ lớn đang nỗ lực chạy đua để tự chủ nguồn chip, đặc biệt là chip AI để giảm chi phí và tránh phụ thuộc vào bên ngoài. Ảnh: T.L.

Sự bùng nổ của AI tạo sinh đang thúc đẩy nhu cầu đối với các chip AI và bộ xử lý chuyên dụng có thể xử lý việc đào tạo và triển khai các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) quy mô lớn.

Điều này đã khiến cổ phiếu của NVIDIA, nhà sản xuất chip AI hàng đầu, tăng vọt hơn 100% trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, ngay cả NVIDIA cũng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu, với thời gian giao hàng chậm trễ lên đến ba tháng đối với chip máy chủ đám mây.

Chi phí đào tạo ngày càng tăng và khả năng cung cấp sức mạnh tính toán hạn chế đang đặt ra những thách thức đáng kể cho các startup và doanh nghiệp muốn đào tạo và triển khai LLM.

Nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI, một cuộc chạy đua trong việc sản xuất chip AI đang diễn ra. Các ông lớn công nghệ ngày đêm âm thầm tự sản xuất chip AI để tiết kiệm chi phí.

Microsoft bí mật tự nghiên cứu và sản xuất chip AI từ nhiều năm trước, nhằm tiết kiệm 15 tỷ đồng vận hành ChatGPT mỗi ngày. Đồng thời cũng giúp hãng giảm sự phụ thuộc vào NVIDIA.

Google Alphabet và Amazon cũng nỗ lực sản xuất chip nội bộ, nhằm giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro trước những biến động từ bên ngoài.

Samsung Electronics đã vạch ra lộ trình mở rộng sản xuất chip, gồm cả mục tiêu sản xuất bán dẫn hàng đầu, thể hiện tham vọng bắt kịp công ty bán dẫn đầu ngành là TSMC.

AMD ra mắt siêu chip AI có bộ nhớ trong lên tới 192 gigabyte hay Intel bắt tay cùng một số startup như Cerebras Systems và SambaNova Systems ra mắt các sản phẩm cạnh tranh với Nvidia.

Chip AI sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua của các quốc gia khi AI tạo sinh ngày càng bùng nổ và có nhiều ứng dụng thực tế hơn. Ảnh: T.L.

Chip AI sẽ tiếp tục đốt nóng cuộc đua của các quốc gia khi AI tạo sinh ngày càng bùng nổ và có nhiều ứng dụng thực tế hơn. Ảnh: T.L.

Trên toàn cầu, vốn đầu tư vào chip AI bắt đầu tăng vọt vào năm 2017-2018 và đạt đỉnh vào năm 2021. Tuy nhiên, năm 2022 là năm hoạt động sôi nổi nhất từ trước đến nay về số vòng gọi vốn, cho thấy một số đổi mới mới đang xuất hiện ở giai đoạn đầu.

Cuộc chạy đua tự chủ chip AI không chỉ giúp các quốc gia giành lợi thế tiên phong và những lợi ích kinh tế, mà còn liên quan cả đến chính trị, khi thế giới chứng kiến hàng loạt biến cố trong cơn khát GPU.

Hồi tháng 8/2022, Mỹ thông qua Đạo luật Chip cùng gói tài trợ 52 tỷ USD n hằm ngăn các công ty chip hạn chế mở rộng ở Trung Quốc. Cuộc chiến chất bán dẫn giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới được đẩy lên cao hơn nữa khi Mỹ cấm Nvidia bán chip tiên tiến A100 và H100 cho doanh nghiệp Trung Quốc, những chip đời thấp hơn như H800 và A800 cũng bị siết chặt. 

Động thái của Mỹ được xem là giáng đòn khá mạnh vào tham vọng AI của Trung Quốc, nơi hàng loạt gã khổng lồ công nghệ như Tencent, ByteDance, Baidu, Alibaba đang phát triển AI và LLM.

Nhưng Trung Quốc không chịu ngồi im. Họ đã tìm ngay hướng khác nhằm tự chủ nguồn chip. Chính phủ nước này đang chuẩn bị ra mắt Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp (Big Fund) nhằm tạo thế cân bằng với quỹ 53 tỷ USD của Mỹ.

Phía châu Âu cũng thông qua gói hỗ trợ bán dẫn 47 tỷ USD nhằm nhân đôi thị phần sản xuất chip của châu lục lên 20% vào 2030. Đây là bước tiến giúp khu vực này rút ngắn lại hành trình chạy đua với Mỹ và Trung Quốc.

Theo Dealroom, Trung Quốc hiện đang dẫn đầu khoản đầu tư vào chip AI với 7,4 tỷ USD giai đoạn 2019 – 2023. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 2,9 tỷ USD, châu Âu là 0,9 tỷ USD và các vùng khác là 0,4 tỷ USD.

Chip AI được dự báo sẽ vẫn là một trong những tâm điểm của ngành công nghệ trong thời gian tới khi AI tạo sinh tiếp tục bùng nổ và được ứng dụng nhiều hơn vào đời sống. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. 

Ở thời điểm hiện tại, mới có một số doanh nghiệp công nghệ lớn Việt Nam tham gia sản xuất chip như FPT Semiconductor, CMC, Viettel... Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa thể tham vọng sẽ tạo ra ngay các “đại bàng” bán dẫn như NVIDIA hay TSMC, nhưng với vị trí địa lý chiến lược, chính trị xã hội ổn định, Việt Nam được nhận định là điểm đến lý tưởng đón đại bàng bán dẫn muốn mở rộng sản xuất. Đây cũng là cơ hội hiếm có để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần có chiến lược đón đầu làn sóng này để tiến tới làm chủ một phần trong chuỗi cung ứng chip.

Tin khác

Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
5 giờ
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
3 ngày
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
1 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
1 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
2 tháng
Xu thế
Một công nghệ mà ngay cả những người không có kiến thức lập trình cũng có thể tạo ra ứng dụng cơ bản đang trở thành mảnh đất tiềm năng cho các công ty công nghệ khai thác.
2 tháng
Xu thế
Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.
3 tháng
Xu thế
Các công cụ AI tạo sinh do các nhà phát triển trong nước đang bước vào giai đoạn nước rút để chiếm thế ưu tiên tại thị trường nội địa và tỏ ra không hề kém cạnh với thế giới.
3 tháng
Xu thế
Cơn sốt metaverse, NFT qua đi cũng trả lại cho công nghệ này những giá trị thật. Chúng đang được ứng dụng nhiều hơn để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, thay vì chỉ là công cụ cho các kẻ đầu cơ.
3 tháng
Xu thế
Thăng hoa rồi thoái trào chỉ trong vài năm, metaverse, NFT thực sự khiến nhiều người hoài nghi về tương lai của nó sẽ ra sao khi kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục.
3 tháng
Xem thêm