Thứ hai, 04/12/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần đến phân phối

Thanh Ngân
- 11:34, 11/07/2022

(DNTO) - “Năm 2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam”, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết trong Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của Masan Group.

 

Masan đầu tư 65 triệu USD vào Trusting Social

Masan đầu tư 65 triệu USD vào Trusting Social

Từ nền tảng tiêu dùng bán lẻ ứng dụng công nghệ

Công nghệ và sự tiện lợi ngày càng trở thành mối quan tâm và được ưa chuộng. Theo đó, Masan Group đã xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online (O2).

Ông Danny Le - CEO Masan Group cho biết, Masan đang xây dựng hạ tầng, hệ thống offline vật lý để kết nối và xây dựng hệ thống hạ tầng, phục vụ người tiêu dùng trên nền tảng online.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan khẳng định, năm 2022, Masan sẽ số hóa nền tảng từ sản xuất, hậu cần cho đến phân phối. Bước đi này không chỉ giúp tối ưu 10% chi phí hoạt động mà còn vận dụng hiệu quả công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine Learning – học máy) để nâng cao hiểu biết về khách hàng, nhằm đưa tới các sản phẩm dịch vụ tốt.

Masan hiện đang sở hữu những nền tảng tiêu dùng từ các công ty thành viên và liên kết như WinCommerce, Masan Consumer, Masan MEATLife và Phúc Long. Để phục vụ người tiêu dùng, tháng 9/2021, Masan đã hoàn tất mua 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Mobicast, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông. Tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu có tần suất sử dụng hàng ngày cho 30 - 50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025.

Thêm nữa, cuối tháng Tư năm nay, Masan công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty Cổ phần Trusting Social. Thỏa thuận hợp tác này cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng. Trong ngắn hạn, quan hệ hợp tác sẽ tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Masan, bao gồm ứng dụng công nghệ để lựa chọn vị trí mở cửa hàng bán lẻ, giúp gia tăng tỷ lệ thành công của cửa hàng mới, xây dựng kế hoạch cung - cầu, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, bán hàng, tiếp thị và phát triển sản phẩm.

Trong dài hạn, nền tảng bán lẻ ứng dụng AI và ML sẽ giúp Masan cung cấp các giải pháp tài chính đến đại đa số người tiêu dùng phổ thông hiện chưa có tài khoản ngân hàng.

Theo các nhà lãnh đạo Masan, tầm nhìn xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ Point of Life (POL) trong thời gian tới là tái định hình xu hướng tiêu dùng của người Việt (B2C) trong giai đoạn 2021 – 2022, và tiến đến thay đổi cách các doanh nghiệp nội địa vận hành (B2B) trong giai đoạn 2023 – 2024, từ đó kiến tạo nên một hệ sinh thái B2B2C vào năm 2024 trở đi.

Kiosk Phúc Long tại WinMart+

Kiosk Phúc Long tại WinMart+

Mô hình bán lẻ mini-mall - tích hợp đa tiện ích

Bên trong 1 cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini mall

Bên trong 1 cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini mall

Thời gian qua, Masan đã và đang tích hợp các mảnh ghép chiến lược và hoàn thiện mô hình bán lẻ mini-mall tại một điểm đến.

Mini-mall phục vụ đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu trên một hệ sinh thái tích hợp từ offline đến online. Các sản phẩm và dịch vụ này bao gồm WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê), Reddi (dịch vụ viễn thông), Joins Pro (dịch vụ giặt ủi chuyên nghiệp) và đối tác của Masan trong lĩnh vực dược phẩm. Mô hình này giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ 25% lên 60 – 80%, phục vụ khách hàng một cách toàn diện hơn.

Masan Group đặt mục tiêu mở 30.000 cửa hàng mini-mall trên toàn quốc cho đến năm 2025, gồm 10.000 điểm bán offline và 20.000 điểm bán nhượng quyền.

WinCommerce – thành viên của Masan còn hợp tác chiến lược với Lazada để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành ngành hàng chủ chốt trên kênh thương mại điện tử.

 

Theo kế hoạch tài chính được đề xuất cho năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group ước tính sẽ từ 90 -100 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22 - 36% so với mức 74,2 nghìn tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) năm 2021.

Tin khác

Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
3 tuần
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
1 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
1 tháng
Chuyển đổi số
Dữ liệu không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn mà giờ đây nó còn giúp doanh nghiệp tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng.
1 tháng
Chuyển đổi số
Công nghệ giúp giảm 15-25% chi phí đã đặt các hãng logistics vào cuộc chạy đua mới trong việc áp dụng càng sớm, càng sâu các công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh về giá.
1 tháng
Chuyển đổi số
Đại diện TP.HCM cho biết thành phố đang chuyển đổi số mạnh mẽ và cam kết không bỏ ai lại phía sau.
1 tháng
Chuyển đổi số
Câu chuyện chuyển đổi số ở doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là bài toán hóc búa cần lời giải hiệu quả hơn.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tỷ lệ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong doanh nghiệp Việt còn rất thấp, chỉ 16%, so với con số 33% của châu Á và 37% của thế giới.
2 tháng
Chuyển đổi số
Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hiện diện ngày càng rõ hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam và chứng minh việc có thể thay thế con người trong nhiều công đoạn.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, dữ liệu là trái tim của nền kinh tế số nhưng lại đang phân tán ở nhiều cơ quan, dẫn đến địa phương rất muốn phát triển kinh tế số nhưng không có dữ liệu.
2 tháng
Chuyển đổi số
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức thành kinh doanh đa kênh.
3 tháng
Chuyển đổi số
Dù đã được truyền thông rất nhiều nhưng việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn.
4 tháng
Công nghệ Số hóa
Trí thông minh nhân tạo đã tồn tại từ lâu trong ngành tài chính, nhưng nay khả năng ứng dụng công nghệ này đang trải qua một thời kỳ mới.
4 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ