MarketsandMarkets: Giá trị thị trường phần mềm mã hóa sẽ đạt hơn 22 tỷ USD vào năm 2026

(DNTO) - Thị trường phần mềm mã hóa dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới do các yếu tố khác nhau. Dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) là 15,2% từ năm 2021 đến năm 2026.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường phần mềm mã hóa kèm theo sự tác động của đại dịch Covid-19 theo nhiều khía cạnh, được xuất bản bởi MarketsandMarkets: Dự kiến quy mô thị trường phần mềm mã hóa toàn cầu sẽ tăng từ 10,9 tỷ USD vào năm 2021 lên 22,1 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR ) là 15,2% từ năm 2021 đến năm 2026.
Ngoài ra, thị trường phần mềm mã hóa dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới do các yếu tố khác nhau như: các tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt và tuân thủ quyền bảo mật dữ liệu cá nhân. Đây được xem là xu hướng tất yếu bởi nhu cầu gia tăng khi lo ngại sự bảo mật của dữ liệu thông tin quan trọng, cùng với việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ đám mây và kỹ thuật số hóa.
Phân khúc cơ sở nắm giữ quy mô thị trường lớn nhất
Theo báo cáo, bởi các vấn đề về rủi ro, bảo mật thông tin, độ tin cậy..., mà các nhà lãnh đạo công nghệ lưu trữ bằng giải pháp mã hóa tại chỗ. Sự xuất hiện của APTs, scam, phần mềm độc hại và khai thác zero-day đã kích thích nhu cầu về nuôi dưỡng các kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) nội bộ và xây dựng kỹ thuật công nghệ và nền tảng tại chỗ. Tổng chi phí của một nhóm CNTT nội bộ nhiều hơn so với phần mềm mã hóa dựa trên đám mây.
Bảo mật dữ liệu đứng đầu danh sách các mối quan tâm khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể chấp nhận công nghệ đám mây. Các doanh nghiệp đang chuyển sang đám mây để duy trì tính cạnh tranh, nhưng không phải tất cả đều cảm thấy thoải mái với việc di chuyển dữ liệu có phần nhạy cảm này. Yếu tố lưu trữ dữ liệu cá nhân và được quản lý nội bộ, bằng giấy tờ cứng vẫn được các quản lý ưu tiên lựa chọn hơn.
Chế độ triển khai tại chỗ, sử dụng giấy tờ chủ yếu được sử dụng bởi các ngành công nghiệp thông tin quan trọng do tính bảo mật cao liên quan đến việc quản lý dữ liệu nhạy cảm trong nội bộ. Các tổ chức quản lý khối lượng lớn dữ liệu nhạy cảm và đặc biệt quan trọng điển hình như: các cơ quan chính phủ, công ty tài chính và chăm sóc sức khỏe..., do tính chất quan trọng về bảo mật và quyền riêng tư. Các quy định và tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như GDPR, HIPAA và PCI-DSS, tác động đáng kể đến cách các tổ chức có thể xử lý thông tin cá nhân.
CNTT và v/'iễn thông tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất
Ngành viễn thông là mục tiêu chính của tin tặc do lượng lớn dữ liệu cá nhân được quản lý trên điện thoại di động, vệ tinh và internet. CNTT xử lý các máy tính và thiết bị mạng để sản xuất, xử lý, bảo quản và bảo vệ các dạng dữ liệu điện tử khác nhau. Nó đã tạo ra các vấn đề bảo mật và tuân thủ quy định ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty theo ngành. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông đã áp dụng các công nghệ mã hóa để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Trong đại dịch Covid-19, việc sử dụng điện thoại di động và internet đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới. Nó cũng đã làm tăng nguy cơ tấn công mạng, các công ty CNTT triển khai nhiều dịch vụ thông qua web và ứng dụng di động. Các giao dịch tài chính trực tuyến theo chiều dọc đã tăng lên đáng kể và trở thành mục tiêu béo bở cho tội phạm mạng.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang áp dụng các giải pháp mã hóa để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ giảm thiểu rủi ro.