Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Làng Start-up' Nhật Bản thức giấc

Xuân Hạo
- 16:42, 05/04/2024

(DNTO) - Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.

 

Các công ty nhỏ, phát triển nhanh mang đến cho giới lao động trẻ Nhật Bản cơ hội tìm đến hướng đi khác với truyền thống. Ảnh: FT

Các công ty nhỏ, phát triển nhanh mang đến cho giới lao động trẻ Nhật Bản cơ hội tìm đến hướng đi khác với truyền thống. Ảnh: FT

Những người làm công ăn lương Nhật Bản, những nhân viên văn phòng cổ trắng, từ lâu đã trở thành biểu tượng của thế giới công ty tập đoàn xứ Phù Tang. 

Làm việc cho cùng một công ty trong suốt sự nghiệp của họ, ngồi vào bàn làm việc từ sớm và không rời công ty trước khi sếp ra về, những nhân viên văn phòng này thường được coi là đại diện cho một nền văn hóa chuyên nghiệp của Nhật Bản, nơi mà sự sáng tạo bị hạn chế, rủi ro phải né tránh và sự ẩn danh được ưa chuộng.

Tuy vậy, nhìn vào danh sách 500 công ty đang tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy một xu hướng mới cho “Làng startup” của Nhật.

Danh sách này không chỉ có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, mà các công ty khởi nghiệp nơi đây còn đứng vị trí thứ hai chỉ sau Hàn Quốc và bỏ xa Ấn Độ.

101 công ty Nhật Bản trong danh sách đều là các tên tuổi đáng nể. Trong đó có KabuK, một hãng fintech ngành du lịch, cung cấp khách sạn, phòng trọ ở nhiều nơi trên thế giới cho người du lịch thông qua phí trả nhất định hàng tháng. Torana, một hãng cho thuê đồ chơi trẻ em, thay đổi sản phẩm liên tục cứ mỗi hai tháng. Và Chat Plus, một hãng công nghệ trí thông minh nhân tạo. Tất cả đều đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Những công ty này cho thấy sức sống mạnh mẽ với sự sáng tạo phá vỡ hình ảnh những nhân viên văn phòng Nhật Bản cứng nhắc, ngập ngụa nền kinh tế nước này. Sự đi lên của họ cũng đến cùng lúc nền kinh tế nơi đây đang khởi sắc sau nhiều thập kỷ vùi dập.

Mặc dù nhiều vấn đề vẫn còn đó, nhưng trong tháng trước, Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện một nước đi lịch sử: Kết thúc thời kỳ lãi suất âm và tăng chi phí cho vay lần đầu tiên kể từ 2007.

Sau cuộc bỏ phiếu đa số 7-2, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank of Japan - BoJ) tuyên bố vào ngày 19/3 rằng họ sẽ hướng dẫn lãi suất qua đêm duy trì ở mức khoảng từ 0 đến 0,1%. Điều này xảy ra sau khi các công ty blue-chip của Nhật Bản, bao gồm Nippon Steel và nhà sản xuất ô tô Honda, thưởng cho nhân viên mức tăng lương lớn nhất trong hơn 30 năm qua.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách lãi suất cho vay lần đầu tiên kể từ 2007. Ảnh: FT

Ngân hàng trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách lãi suất cho vay lần đầu tiên kể từ 2007. Ảnh: FT

BoJ, tuy vẫn giữ sự cẩn trọng, cho biết: “Nhìn vào các điều kiện nền từ xu hướng lương bổng, lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện và điều kiện thị trường lao động ngày càng thắt chặt. Trong tình hình này, như kết quả của cuộc đàm phán tiền lương quản lý lao động mùa xuân hàng năm năm nay cho thấy, rất có khả năng tiền lương sẽ tiếp tục tăng ổn định trong thời gian tới”.

Mark Bivens, thuộc Shizen Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Tokyo, lạc quan nhận xét: “Các tập đoàn truyền thống của Nhật Bản đã trải qua nhiều thập kỷ trì trệ, giờ đây họ đang cố gắng hết sức để đuổi kịp thời đại. Nhìn chung, các công ty tập đoàn Nhật Bản sở hữu khoảng 2 nghìn tỷ USD đến 3 nghìn tỷ USD tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của họ”. 

Vì vậy, khi lạm phát cuối cùng đã diễn ra, chi phí của việc trữ số tiền mặt này tăng lên, Bivens giải thích. Nên các công ty đang tìm cách đầu tư tiền mặt của họ vào các dự án mang tính cách mạng. 

Cách mà giới trẻ nhìn nhận về công việc và thực tế là nhân viên văn phòng không còn được coi là hình mẫu của sự thành công ở Nhật Bản đã cho phép các công ty trẻ phát triển. Bivens nhận xét: “Việc tham gia một công ty khởi nghiệp hoặc sáng lập một công ty mới đang ngày càng được nhìn nhận tích cực hơn, ít bị kỳ thị hơn”. Ông lưu ý rằng, với vai trò là một con đường sự nghiệp, làm việc trong startup ngày càng được coi là “mang lại sự ổn định và quyền tự chủ tài chính hơn” so với các làm công ăn lương cho các công ty truyền thống.

Norimitsu Shida, người sáng lập và giám đốc điều hành của Torana có trụ sở tại Tokyo, sớm nhận ra điều này. Dịch vụ cho thuê đồ chơi trẻ em của ông được khoảng 18000 hộ gia đình trên khắp Nhật Bản sử dụng và công ty của ông hiện chiếm vị trí thứ 121 trong danh sách 500 công ty tăng trưởng nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Shida tin rằng những người trẻ “hiện đã sẵn sàng thách thức các tập đoàn lớn”.

Và các con số phản ánh sự thay đổi này. Theo nhà cung cấp dữ liệu Preqin, Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á - Thái Bình Dương có số lượng giao dịch cho phân khúc đầu tư mạo hiểm tăng nhiều nhất trong năm nay. 

Angela Lai, người đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Preqin, cho biết: “Các chính sách của chính phủ nước này đã hỗ trợ các nhà đầu tư mạo hiểm trong những năm gần đây. Vào năm 2022, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đã nhận xét về việc thúc đẩy đầu tư khởi nghiệp trong nước thông qua việc sử dụng quỹ hưu trí công và nay, kế hoạch chính sách 'chủ nghĩa tư bản mới' gần đây của ông sẽ còn hỗ trợ nhiều hơn thế nữa”. 

Một sáng kiến khuyến khích các hộ gia đình đầu tư tiền tiết kiệm của mình bằng cách mở rộng giới hạn đầu tư và phạm vi cho tài khoản tiết kiệm miễn thuế của Nhật Bản. Lai cho biết: “Điều này sẽ mang lại nhiều nguồn tài trợ hơn cho các công ty chưa niêm yết, bao gồm cả các công ty khởi nghiệp”. 

Shida của Torana rất biết ơn vì những “cơn gió thuận” này và việc ông đã không phải thành lập công ty của mình trong những năm kinh tế lầy lụa trước đó. “Sẽ rất khó khăn để đạt được mức tăng trưởng như thế này nếu thành lập công ty vào 20 năm trước. Nay chúng tôi có thể đeo đuổi hy vọng trở thành một trong những công ty hàng đầu Nhật Bản”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm