Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021: Muốn thoát 'xấu' nhanh, phải chống dịch tốt

Hương Giang
- 14:30, 30/07/2021

(DNTO) - Theo các chuyên gia, để kinh tế Việt Nam nhanh thoát “xấu” thì phải chống dịch tốt. Thứ nữa, phải có cách hỗ trợ mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhằm giúp thị trường, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Kinh tế Việt Nam vẫn đang đương đầu với nhiều thách thức. Ảnh: T.L

Kinh tế Việt Nam vẫn đang đương đầu với nhiều thách thức. Ảnh: T.L

Vẫn đương đầu với nhiều thách thức

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Tài chính ngân hàng nhận định, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm có một số điểm sáng và điểm tối.

Thứ nhất, mặc dù dịch bệnh thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Chúng ta không trong bối cảnh như Indonesia, Ấn Độ hay nhiều nước khác. Chính sách tiêm vaccine Covid-19 được Chính phủ và Quốc hội quan tâm nhiều hơn và đang đẩy mạnh triển khai.

Thứ hai, về vấn đề lạm phát, trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh nhưng lạm phát vẫn được kiềm chế tốt so với trước. 6 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ. “Theo đà này, chúng tôi dự báo cả năm nay lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%. Giá cả thế giới tăng nhanh nhưng lực cầu yếu, vòng quay đồng tiền còn tương đối chậm”, ông Lực nói.

Về thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Xuất khẩu tháng 7 giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tính 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 26%, nhập khẩu tăng 35%.

Về vấn đề tỷ giá và lãi suất, tỷ giá rất ổn định, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực; tuy nhiên không thể nới lỏng quá mức vì còn liên quan đến dịch chuyển kênh đầu tư và kiềm chế lạm phát.

Cuối cùng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, trong 6 tháng đầu năm, 3 tổ chức quốc tế nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định, tích cực. Ngoài ra, qua kênh ngoại giao, chúng ta đang có những bước tiến tích cực về vaccine ngừa Covid-19.

Nhưng ở chiều ngược lại, TS. Cấn Văn Lực cho biết hiện chúng ta vẫn đang đương đầu với nhiều thách thức. Đó là thách thức về dịch bệnh, chiến tranh thương mại, rủi ro về thiên tai, lũ lụt. 

Ngoài ra là rủi ro về bong bóng tài sản, bất ổn tài chính toàn cầu…

Trong nội bộ, lĩnh vực tiêu dùng bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Tiêu dùng tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ chỉ tăng 0,7%. Trước dịch, tổng mức bán lẻ tăng từ 8-10% bởi sức cầu rất yếu. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất chậm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng chỉ 2,2% so với cùng kỳ. Trước đây, mức này thông thường tăng 9-10%.

“Chúng ta hy vọng về dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng vốn FDI 7 tháng của Việt Nam đăng ký giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn thực hiện tăng gần 4%. Nhìn vào số liệu dịch chuyển từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, năm ngoái tăng nhưng sang đến năm nay sự dịch chuyển dòng vốn này đang giảm gần 50%. Trong khi đó, giải ngân đầu tư công chậm rất rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp mới tháng 7 chỉ tăng 0,7%, còn số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động rất đáng chú ý”, ông Lực chỉ ra.

Và vì dịch bệnh nên tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế rất chậm chạp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng lên.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia đã xây dựng kịch bản: GDP từ nay đến cuối năm có thể tăng trưởng 5,3-5,5%, lạm phát được dự báo ở mức khoảng 3%.

Việt Nam vẫn hy vọng vào kịch bản lạc quan sẽ diễn ra. Ảnh: T.L

Việt Nam vẫn hy vọng vào kịch bản lạc quan sẽ diễn ra. Ảnh: T.L

Nhìn nhận về kinh tế Việt Nam thời gian qua, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết, tiến trình phục hồi vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ có vẻ chậm lại ở tất cả các chỉ số, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng, tổng mức bán lẻ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, câu chuyện gia nhập, rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.

“Chúng ta thấy nền kinh tế đang đi xuống theo nghĩa phần tiêu cực, phần không mong muốn đang diễn ra nhiều hơn. Một điểm nữa, rất nhiều dự báo cho thấy quá trình phục hồi yếu đi. Vào đầu năm, phần lớn các tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo kịch bản cơ sở ở mức trên 6%. Đến thời điểm này, kịch bản cơ sở mà các tổ chức này đưa ra đa phần tăng trưởng GDP đều ở mức 5 đến 5,5%”, TS. Võ Trí Thành nói.

Theo TS. Võ Trí Thành, với kịch bản tiêu cực, trước kia các tổ chức dự báo xấu nhất tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn phải trên 5% nhưng giờ xấu nhất chỉ trên 4%. Dù vậy, chúng ta vẫn hy vọng vào kịch bản lạc quan sẽ diễn ra.

Cần có cách thức hỗ trợ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn

Nêu đề xuất giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: Chúng ta cần phải nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine Covid-19. Nghị quyết 52 của Chính phủ về giãn, hoãn thuế, ngoài ra cần nghiên cứu về gói hỗ trợ mới. Trong lĩnh vực hàng không, cũng cần phải hỗ trợ Bamboo Airways hay Vietjet. Ngoài ra, không thể chủ quan với lạm phát nhưng cùng lúc không nên bóp nghẹt quá.

"Cuối cùng cũng cần phải lưu ý đến bong bóng. Các hiện tượng nóng gần đây liên quan đến bất động sản, chứng khoán và vẫn theo dõi các động thái của quốc tế về các gói nới lỏng định lượng, nâng lãi suất", TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Cũng theo ông Lực, từ nay đến cuối năm, điểm sáng là thế giới phục hồi tương đối tốt, chính vì vậy xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng được gần 30%. Trong nước, nếu tiến trình tiêm vaccine Covid-19 được đẩy nhanh hơn trong quý 3 thì đến quý 4 sẽ có sự phục hồi.

Về phần mình, TS. Võ Trí Thành cho biết, kinh tế Việt Nam muốn thoát “xấu” nhanh thì phải chống dịch tốt. Hai là phải có cách thức hỗ trợ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

Ngoài ra, kiểm soát kinh tế vĩ mô phải gắn với chính sách một cách khéo léo, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa giúp thị trường, doanh nghiệp vượt khó.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
9 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm