Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không để hàng Việt loại 1 xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước phải dùng hàng loại 2, loại 3

Huyền Trang
- 18:35, 06/07/2021

(DNTO) - Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, nếu muốn người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục ủng hộ hàng nội địa, cần nâng tiêu chuẩn của sản phẩm sản xuất trong nước ngang bằng với sản phẩm xuất khẩu.

Việc cắt giảm chi tiêu, lạm phát, sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập gây khó khăn cho hàng Việt khi tiếp cận người tiêu dùng nội địa. Ảnh: T.L.

Việc cắt giảm chi tiêu, lạm phát, sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập gây khó khăn cho hàng Việt khi tiếp cận người tiêu dùng nội địa. Ảnh: T.L.

Hàng Việt tiếp tục khó khăn vì đại dịch

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục gây khó khăn cho hệ thống bán lẻ. Theo báo cáo từ Bộ Công thương, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%.

Theo các chuyên gia, đây là mức tăng khá thấp so với tiềm năng của thị trường 100 triệu dân. Và hàng Việt trong thời gian tới sẽ phải tiếp tục đối mặt với lạm phát tăng cao trong khi sức mua tiếp tục sụt giảm do người dân bị mất thu nhập bởi dịch bệnh.

Trao đổi trong tọa đàm trực tuyến “Dịch Covid-19 kéo dài – Hướng đi nào cho hàng Việt” chiều 6/7, bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho hay, với 4 đợt dịch liên tục, hiện ngành bán lẻ đang rất khó khăn do doanh số sụt giảm, chỉ trông chờ vào việc tiêu thụ các sản phẩm thiết yếu; lượng tiêu thụ những nhóm hàng khác như may mặc, điện máy, hóa mỹ phẩm… sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn phải đối diện với việc chi trả chi phí mặt bằng, điện nước, tiền lương để duy trì hoạt động.

Bên cạnh đó, khi dịch Covid-19 được khống chế, với việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, theo bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, thị trường Việt Nam sẽ đón nhận sự thâm nhập của nhiều hàng tiêu dùng ngoại nhập.

Hiện nay, chỉ tính riêng thị trường thời trang, Việt Nam đang có khoảng 200 thương hiệu ngoại từ trung đến cao cấp đã đặt cửa hàng chính thức (theo Virac). Ngay cả trong đại dịch, Colliers International Vietnam cho biết, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam vẫn cao. Điều này cho thấy, thời gian tới, hàng Việt sẽ gặp cạnh tranh rất lớn từ các thương hiệu quốc tế.

Người tiêu dùng Việt đang thiệt thòi

Hiện nay, khó kiểm soát chất lượng của các sản phẩm tại chợ truyền thống, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các sản phẩm gia công... Ảnh: T.L.

Hiện nay, khó kiểm soát chất lượng của các sản phẩm tại chợ truyền thống, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các sản phẩm gia công... Ảnh: T.L.

Trong những năm qua, rất nhiều sản phẩm Việt Nam đã vượt rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất khẩu thành công ra thị trường thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tại thị trường trong nước, trong bối cảnh người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, theo bà Hậu, ở một khía cạnh khác, đây cũng là cơ hội cho hàng Việt vì người tiêu dùng sẽ hướng tới việc lựa chọn sản phẩm nội địa thay vì nhập khẩu. Thực tế cũng cho thấy, trên kệ hàng của các hệ thống siêu thị, hàng nông sản, thực phẩm tươi sống Việt Nam chiếm 95%, các nhóm hàng Việt khác cũng đạt 85%.

Tuy nhiên, sản phẩm của Việt Nam hiện đang đối diện nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất vẫn là các tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật…, đặc biệt là các sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa.

Và một nghịch lý đang tồn tại là, những sản phẩm do người Việt sản xuất, có tiêu chuẩn cao thì được ưu tiên xuất khẩu, phục vụ người tiêu dùng quốc tế. Trong khi đó, người tiêu dùng trong nước sử dụng những sản phẩm có tiêu chuẩn thấp hơn.

Thị trường nội địa được xem là một cấu phần của “cỗ xe tam mã”, giúp tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid- 19. Mặc dù 67% người tiêu dùng Việt Nam tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam (theo Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội), nhưng việc thiếu tuân thủ về tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất sẽ khiến hàng Việt khó giữ được niềm tin của người tiêu dùng Việt.

Theo bà Vũ Thị Hậu, để hàng Việt có thể giữ được sự ủng hộ của người tiêu dùng và cạnh tranh tốt tại thị trường nội địa, cần nâng tiêu chuẩn của sản phẩm sản xuất trong nước ngang bằng với sản phẩm xuất khẩu.

“Những sản phẩm tiêu thụ trong nước phải có những tiêu chuẩn giống như sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt những sản phẩm chợ truyền thống, các sản phẩm trôi nổi trên thị trường cũng phải quản lý chặt chẽ. Tiêu chuẩn chất lượng phải áp dụng ngay từ khâu trồng trọt, sản xuất, tạo thành nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm”, bà Hậu cho hay.

Mua hàng online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ảnh: T.L.

Mua hàng online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ảnh: T.L.

Về phía cơ quan chức năng, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước gọi nôm na cách quản lý hàng Việt hiện nay là “gạn đục, khơi trong”. Trong đó, việc “khơi trong” là định hướng, tạo ra môi trường để người sản xuất dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, kể cả lên môi trường mạng.

Hiện nay, Bộ Công thương đã xây dựng Gian hàng Quốc gia Việt Nam, với sự kiểm soát liên ngành của cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp phân phối, hộ sản xuất đã được cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong đó, 6 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam đã cùng tham gia xây dựng Gian hàng Việt, đồng thời, các siêu thị lớn cũng đã đưa gian hàng của mình lên các trang thương mại điện tử để người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm, hàng hóa chính thống, được cơ quan quản lý Nhà nước giám sát.

Ngoài ra, để “gạn đục”, theo bà Nga, pháp luật Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện để xử lý các trường hợp gian lận, vi phạm về sở hữu trí tuệ, sử dụng chất cấm trong hàng hóa. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách cần sự vào cuộc của các bộ, ngành khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế.

Về phía Bộ Công thương, hiện bộ này đang hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính, quy định cho những hành vi phân phối hàng hóa có điều kiện, có liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường. "Ngoài ra, trong năm 2021 sẽ có đợt cao điểm về tổng kiểm tra các kho tập kết hàng hóa được bán qua livestream…”, bà Nga cho hay.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm