Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hiệu ứng Domino của thị trường tiền số

Huyền Trang
- 16:05, 18/07/2022

(DNTO) - Cú rung lắc cực mạnh của thị trường tiền số thời gian qua đã tạo ra hiệu ứng domino khiến hàng loạt doanh nghiệp, startup, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… trên thị trường tiến gần tới bờ vực thẳm.

Giới đầu tư tiền số đang trải qua một mùa đông vô cùng lạnh lẽo khi các đồng tiền số liên tục mất giá trị. Ảnh: T.L.

Giới đầu tư tiền số đang trải qua một mùa đông vô cùng lạnh lẽo khi các đồng tiền số liên tục mất giá trị. Ảnh: T.L.

Chuỗi sụp đổ liên tiếp bị kích hoạt

So với mốc đỉnh 69.000 USD vào thời điểm tháng 11/2021, hiện giá bitcoin đã giảm hơn 70%, chỉ còn 20.000 USD. Chỉ từ tháng 4 đến nay, vốn hóa thị trường tiền ảo đã bốc hơi 1.000 tỷ USD.

Thị trường tiền số đang trải qua một “mùa đông” lạnh lẽo, khắc nhiệt khi lực bán tháo ngày càng lớn. Đương nhiên, chịu tổn thất lớn nhất là các nhà đầu tư trong thị trường, kể cả dài hạn hay lướt sóng.

Điển hình là Three Arrows Capital (3AC), quỹ tiền ảo hàng đầu thế giới từng quản lý 10 tỷ USD cho biết đang làm thủ tục phá sản vì mất khả năng trả nợ. Cú sụp đổ của 3AC gây chấn động trong giới đầu tư tiền số vì nó còn kéo theo một danh sách dài các đối tác, công ty cho quỹ này vay nợ để đầu tư dự án tiền ảo mới.

Thị trường tiền số chao đảo cũng làm tăng làn sóng sa thải nhân sự ở các công ty tiền số. Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới Coinbase đã thực hiện cắt giảm 1.000 nhân sự (1/5 số nhân sự hiện có). Các công ty khác cùng lĩnh vực đã ngừng tuyển dụng và sa thải khoảng từ 5-20% nhân viên.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường tiền số đang bước vào giai đoạn điều chỉnh cực mạnh sau thời kỳ phát triển quá nóng. Một thống kê cho thấy có 19.000 loại tiền điện tử được niêm yết trên các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số, nhưng chỉ có khoảng 180 loại tiền điện tử được công nhận.

Trên thực tế, đã không ít dự án và đồng điện tử ra đời chỉ có mục đích huy động vốn và lừa đảo, dẫn đến chỉ một thời gian ngắn, các đồng tiền số mất phần lớn giá trị, thậm chí về mo, khiến nhà đầu tư thiệt hại không hề nhỏ.

Sự sụp đổ của thị trường mã hóa nhanh hơn bình thường là do hầu hết các công ty tiền điện tử đều tạo ra bánh vẽ cho nhà đầu tư bằng việc kiếm tiền nhanh chóng. Khi thị trường thay đổi, các nhà đầu tư cũng nhanh chóng rút chân khỏi thị trường, mô hình kinh doanh của các công ty tiền số vì thế cũng đứng trên bờ vực.

Liệu còn có ‘mùa xuân’?

Mùa xuân tiền số sẽ trở lại khi thị trường xây dựng lại bởi các dự án chất lượng và sự kiên định của các nhà đầu tư dài hạn. Ảnh: T.L.

Mùa xuân tiền số sẽ trở lại khi thị trường xây dựng lại bởi các dự án chất lượng và sự kiên định của các nhà đầu tư dài hạn. Ảnh: T.L.

Đợt điều chỉnh cực mạnh của thị trường tiền số được giới chuyên gia dự báo sẽ thanh lọc và sắp xếp lại các thành phần tham gia thị trường, từ các quỹ đầu tư, dự án cho đến các sàn tiền số. Và “mùa đông” cũng là giai đoạn để thị trường “vẽ” lại những nét mới, những nét vẽ chắc chắn, rõ nét và mang lại giá trị đích thực nhiều hơn.

Bên cạnh động thái quản lý chặt chẽ thị trường tiền mã hóa, nhiều ngân hàng trung ương tại các quốc gia lớn đang nghiên cứu phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng là CBDC, nhằm quản lý và ổn định thị trường thanh toán. Bên cạnh đó là đẩy nhanh nghiên cứu các khung khổ pháp lý để quản lý và tạo điều kiện cho tài sản ảo, tiền ảo hoạt động.

Báo cáo của DappRadar mới đây cho thấy, đã có hơn 2,5 tỷ USD vào NFT (tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trên blockchain) trong quý 1/2022. Nhiều công ty, sàn tiền số vẫn tiếp tục bày tỏ sự lạc quan với thị trường này khi liên tục ra mắt quỹ đầu tư riêng, rót vốn vào thị trường blockchain game, metaverse, bất chấp tình hình ảm đạm của thị trường tiền số như a16z, NGC Ventures, KuCoin Ventures hay cả Binance Labs…

Theo các chuyên gia trong ngành, khó khăn nhất của giới đầu tư ngoài việc vượt qua sự hoảng loạn khi thị trường điều chỉnh, còn là việc phải duy trì sự kiên định và nhẫn nại. Bởi “mùa đông” của tiền mã hóa thường diễn ra theo chu kỳ 3-4 năm một lần.

Gần đây nhất, “mùa đông” xảy ra cuối năm 2017, đầu năm 2018, chủ yếu do bong bóng vỡ sau khi bị thổi phồng. Nhưng vào “mùa đông” này, sự sụp đổ của thị trường tiền mã hóa đến từ các yếu tố khác như lạm phát và lãi suất tăng cao ở nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, các đồng tiền mã hóa cũng chịu ảnh hưởng khi các cổ phiếu công nghệ lao dốc.

Vết thương sẽ còn lan rộng, nhưng sẽ là động lực để thị trường xây dựng lại. Vì vậy, thị trường tiền số sẽ không còn là trò chơi của những người muốn làm giàu nhanh như trước kia, mà sẽ là cuộc chơi của các nhà đầu tư dài hạn, các dự án chất lượng mang lại giá trị cho cộng đồng.

Đây cũng là thời điểm mà đội nhóm sẽ có thời gian tập trung vào sản phẩm của mình thay vì bị chi phối bởi chu kỳ thăng hoa của thị trường hay những đợt “bơm thổi”.

 

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tuần
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm