Thứ ba, 08/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Gỡ 'nút thắt' cho ngành dệt may bứt phá

Hồng Gấm
- 16:00, 14/12/2021

(DNTO) - Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta mạnh về sợi, mạnh về may, nhưng lại "hổng" về dệt nhuộm, đây là nút thắt lớn dẫn đến chúng ta phải phụ thuộc rất nhiều nguyên liệu vào Trung Quốc", ông Thân Đức Việt, Tổng công ty may 10 trăn trở.

 Để cán đích 41 tỉ USD, ngành dệt may Việt Nam phải nỗ lực vượt bậc để vượt qua 3 thách thức là duy trì chuỗi cung ứng, logistics và về nguồn lao động. Ảnh: TL.

Để cán đích 41 tỉ USD, ngành dệt may Việt Nam phải nỗ lực vượt bậc để vượt qua 3 thách thức là duy trì chuỗi cung ứng, logistics và về nguồn lao động. Ảnh: TL.

Khó khăn bủa vây 

Phát biểu tại Diễn đàn "Khôi phục chuỗi cung ứng, phát triển logistics sau đại dịch", ngày 14/12, ông Thân Đức Việt, Tổng công ty may 10, cho hay, sau khi Chính phủ thay đổi chiến lược từ "Zero Covid" sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2021 ước đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2020.

Với kết quả này, ngành "về đích" với mục tiêu đặt ra từ cuối năm 2020 và vượt so với kịch bản tăng trưởng cao nhất 38 – 38,5 tỷ USD trong năm 2021 điều chỉnh khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hiệp hội xây dựng 3 kịch bản phát triển trong năm 2022.

Kịch bản thứ nhất, nếu đầu năm 2022 dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xuất khẩu 42,5 - 43,5  tỷ USD.

Ở kịch bản trung bình, nếu tình hình dịch bệnh có thể kiểm soát về cơ bản vào giữa năm 2022, ngành dệt may đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 40 – 41 tỷ USD.

"Trong tình hình xấu nhất, khi biến chủng Omicron đang bùng phát tại nhiều nước trên thế giới và khả năng kiểm soát dịch bệnh kéo dài đến cuối năm 2022. Ngành dệt may Việt Nam vẫn có thể đạt mức xuất khẩu từ 38 – 39 tỷ USD", ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, ngành dệt may đang cố gắng giữ hoạt động của chuỗi cung ứng bởi sự gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp là một trong những điều kiện sống còn. Bởi, nếu khách hàng chuyển sang thị trường khác, doanh nghiệp rất khó kéo họ quay trở lại. 

Ông Việt cũng chỉ rõ, ngành dệt may Việt Nam có đặc điểm nằm trong mắt xích toàn cầu, vừa phụ thuộc vào câu chuyện nguyên phụ liệu, vừa chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, tuy nhiên trong logistics hiện nay, ngành dệt may trên 65% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

"Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta mạnh về sợi, mạnh về may, nhưng lại "hổng" về dệt nhuộm, đây là nút thắt lớn dẫn đến chúng ta phải phụ thuộc rất nhiều nguyên liệu vào Trung Quốc", ông Việt chỉ rõ.

Cùng với đó, hàng loạt các vấn đề như giá cước vận chuyển tăng phi mã, thiếu hụt container rỗng, gián đoạn chuỗi cung ứng đã tạo nên rào cản cho sự phát triển của ngành dệt may. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình những tháng cuối năm 2021 liên tục "đảo chiều", giá năng lượng, lạm phát… tăng cao. 

Nên bỏ tư duy cứ nói đến ngành dệt nhuộm là ngành ô nhiễm

Với lỗ hổng lớn về dệt nhuộm như hiện nay, ông Việt trăn trở: "Hiện nay, có thực trạng, cứ nói đến dệt, ngay lập tức các địa phương nghĩ ngay đến ô nhiễm môi trường, thử hỏi hiện nay ngành dệt may là ngành lõi của Trung Quốc, họ có thể phát triển rất nhiều nhưng vẫn giữ ngành may là ngành chủ đạo, Ấn Độ, Banglades cũng vậy... Tại sao Việt Nam lại cứ sợ, trong khi chúng ta có hệ thống xử lí nước thải rồi... Theo đó tôi đề nghị, trong chính sách quy hoạch ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2025-2030, chúng ta cũng nên bỏ tư duy cứ nói đến ngành dệt nhuộm là ngành ô nhiễm".

“Chúng tôi mong muốn chiến lược sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm có công nghệ hiện đại. Nếu Việt Nam không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp, kém hiệu quả”, ông Việt nhấn mạnh.

"Đề xuất của chúng tôi nằm trong cái lõi của sự phát triển của ngành. Năm 2022 Hội dệt may Việt Nam dự kiến đạt 41- 42 tỉ USD xuất khẩu, với câu chuyện đó mà chúng ta bị đứt chuỗi cung ứng, tức bị lỗ hổng trong phần dệt nhuộm, thì không những không chủ động trong nguyên phụ liệu mà còn ảnh hưởng đến việc tận dụng các cơ hội như CPTPP, EVFTA...", ông Việt nói thêm.

Ngoài ra, theo ông Việt, Chính phủ, Hiệp hội hàng hải, các chuỗi cung ứng logistics cũng nên có lộ trình, mục tiêu để chủ động đối với tuyến vận chuyển dài, nên thiết kế các tàu mẹ... Nên can thiệp vào câu chuyện thống nhất quy định về phí, cước có thể lên xuống theo thị trường, nhưng riêng về phí và phụ phí thì nên thống nhất để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thế giới thì đang thay đổi, Hoa Kỳ đã chọn lối đi cứng rắn. Câu hỏi còn lại là Việt Nam sẽ chọn con đường nào. Đây không chỉ là lúc để tính toán mà là lúc để hành động.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
6 ngày
Xem thêm