Thứ hai, 14/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành da giày gặp khó vì thiếu nguyên phụ liệu và mất đơn hàng

Nguyễn Quỳnh
- 14:30, 27/08/2021

(DNTO) - Để cấp thiết tháo gỡ khó khăn cho các DN hiện nay, đại diện Hiệp hội ngành da giày đã đưa ra một loạt góp ý ở cả góc độ phục hồi sản xuất lẫn hỗ trợ cho DN.

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại hầu hết các địa phương trên cả nước. Tại các tỉnh phía Nam, nhiều nhà máy sản xuất da giày phải đóng cửa khiến các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu…

Số liệu từ Hiệp Hội da giày - Túi xách Việt Nam (Lafaso) cho thấy, tính chung 7 tháng đầu năm 2021, ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 14,2 tỷ USD, tăng 25,3%, trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 12,14 tỷ USD tăng 28,2% và xuất khẩu túi xách đạt 2,02 tỷ USD tăng 10%. 

Theo nhận định của bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso, xuất khẩu sản phẩm da giày nửa đầu năm 2021 tăng trưởng được là do da giày Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Điển hình như, giá nhân công của Trung Quốc tăng cao khiến khách hàng di chuyển một lượng đơn hàng tương đối đáng kể sang Việt Nam.

Tuy nhiên trong hơn 1 tháng qua, các DN da giày khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam. “Trong khi đó, việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do việc di chuyển gặp khó khăn khi nguyên phụ liệu ngành da giày nhập khẩu chính từ Trung Quốc (60%), tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những khó khăn hiện nay đã khiến nhiều đối tác của ngành da giày dần chuyển đơn hàng sang các nước khác”, bà Xuân cho biết.

Nhiều DN ngành da giày phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng trong giãn cách.

Nhiều DN ngành da giày phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng trong giãn cách.

Để cấp thiết tháo gỡ khó khăn cho các DN ngành da giày, bà Xuân cho biết, trong công văn vừa gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mới đây, Lefaso đưa ra một loạt góp ý ở cả góc độ phục hồi sản xuất lẫn hỗ trợ cho DN.

Cụ thể, đối với phương án phục hồi sản xuất, Lefaso góp ý bổ sung giao Bộ Y tế xây dựng Bộ Tiêu chí về sản xuất an toàn thời dịch cho các hình thức vận hành khác nhau, để các địa phương có khung nhằm đánh giá các phương án hoạt động do doanh nghiệp đệ trình. Ví dụ như cần có Bộ Tiêu chí về “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” cố định.

Ngoài ra, cần thiết ban hành Bộ Tiêu chí để doanh nghiệp áp dụng “2 tại chỗ” hoặc “4 xanh” theo tỷ lệ nâng dần công suất từ 30-50-70%, có tính đến thực tế đại bộ phận người lao động trong các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động hiện nay chưa được tiêm vaccine, hoặc tỷ lệ phủ mũi 1 rất thấp và sẽ mất nhiều tháng nữa mới phủ được mũi 2. Cùng với đó là Bộ Tiêu chí để DN áp dụng kể cả khi người lao động đã tiêm 1 hoặc đủ 2 mũi vaccine.

Lefaso kiến nghị bổ sung quy định giao Bộ Y tế và Bộ Công Thương phối hợp để ra Quy trình tiêu chuẩn, giúp các địa phương đánh giá được mức độ rủi ro trong hoạt động của DN nhằm hạn chế tối đa việc đóng cửa DN. Hiệp hội cũng góp ý bổ sung giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu và cho phép doanh nghiệp áp dụng Điều 108 của Bộ Luật Lao động để vượt trần thời gian làm thêm giờ cả mức tháng và mức năm; có thể cân nhắc cho phép áp dụng Điều 108 trong tình hình đặc biệt hiện nay đến hết năm 2021.

“Nếu chỉ nâng mức trần theo tháng thì rất nhiều DN cho đến nay đã dùng gần hết mức trần của năm, do đó sẽ không còn dư địa để đẩy nhanh tốc độ sản xuất nhằm bù đắp cho thời gian đã mất, cũng như người lao động sẽ phục hồi thu nhập càng chậm hơn”, bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso cũng cho biết, Hiệp hội còn góp ý bổ sung giao Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động nghiên cứu cho phép DN thương lượng về lương sau 14 ngày đóng cửa đầu tiên với người lao động theo hình thức tập thể, với Công đoàn là đại diện người lao động.

“Đa phần các DN phía Nam đã đóng cửa trên 1 tháng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi thương lượng chế độ với từng cá nhân người lao động riêng lẻ qua điện thoại, zalo,.., đặc biệt là với những DN có hàng nghìn hoặc vài chục nghìn lao động. Việc thương lượng tập thể này đặc biệt quan trọng, giúp DN giữ chân được người lao động và giảm chi phí tuyển dụng lại”, bà Xuân nhận định.

Nhằm thiết thực hóa việc hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19, Lefaso cũng góp ý Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP, nhưng không phải trong 6 tháng từ khi nộp hồ sơ mà 1 năm từ khi nộp hồ sơ. Đối với các DN nằm trong địa phương áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg được giảm 50% số tiền phải nộp.

Hiệp hội cũng đề nghị dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trước mắt đến 30/6/2022; Miễn đóng đến 31/12/2021 cho DN nằm trong các địa phương thực hiện Chỉ thị 16; cho phép DN phối hợp với Công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại DN trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động.

Đáng chú ý, để giảm chi phí cho sản xuất, Lefaso cũng đề nghị giảm 30% giá điện cho các DN đến hết năm 2021. Các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các DN phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho DN ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16.

“Thành phố Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. TP. HCM hoãn áp dụng thu phí cảng biển cho đến 30/6/2022. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những DN gặp khó khăn do Covid-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022”, đại diện Lefaso đưa ra kiến nghị./.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Đội Quân khu Thủ đô đã giành ngôi Vô địch ở Giải đồng đội CLB Golf 1982 lần thứ II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), diễn ra trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 11/4.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba tháng quan trọng để Việt Nam có thể giảm áp lực tức thời lên xuất khẩu và đồng thời tận dụng tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các chính sách thuế của ông Trump còn thất thường, áp lực với con số thuế đối ứng lên tới 46% còn rất lớn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong hai ngày 5 và 6/4/2025, chặng đầu tiên của HCMC D-JOY Junior Pickleball Tour 2025 đã chính thức khép lại với thành công vượt mong đợi tại cụm sân D-JOY Nam Sài Gòn - tổ hợp sân đạt chuẩn thi đấu quốc tế.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp mình đến các đối tác, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý của thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc).
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
4 ngày
Hoạt động Hội
Giữa cơn "bão" thuế 46% từ Mỹ, nếu bản lĩnh tận dụng nghịch cảnh, doanh nghiệp Việt không chỉ "vượt sóng" an toàn mà còn có thể vươn mình lên một vị thế mới. Con đường phía trước không còn là cuộc đua bằng giá rẻ, mà là sự khẳng định sức mạnh nội tại và khát vọng đổi mới sáng tạo không ngừng. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Nhiều đối thủ mạnh sẽ hội tụ tranh tài tại kỳ đấu của Giải Vô địch đồng đội CLB Golf 1982 lần II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, vào ngày 11/4 tới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hòa cùng không khí sôi động của thị trường du lịch, CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, Hose: VNG) đã tổ chức hàng loạt sự kiện, hoạt động đem đến trải nghiệm đầy màu sắc cho du khách.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 01/04/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 28/3, HEINEKEN Việt Nam với nhãn hàng thức uống đại mạch Heineken® 0.0, và Công an Thành phố Đà Nẵng đã ký Biên bản ghi nhớ, cam kết hợp tác thực hiện các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích văn hóa uống có trách nhiệm, qua đó nâng cao nhận thức về an toàn giao thông trong cộng đồng và xây dựng một đô thị du lịch giao thông an toàn, văn minh trong kỷ nguyên mới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Mặc dù chịu tác động không nhỏ từ thuế suất mới của Hoa Kỳ, đây cũng là thời điểm để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc, tăng cường đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
1 tuần
Xem thêm