Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
Chỉ sau 5 tháng, giá cà phê đã tăng hơn 61%, mức tăng kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Mặc dù "sốt giá", nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết gặp khó trong việc thu mua nguyên liệu, nhiều đơn hàng phải chịu lỗ nặng mua giá cao để có hàng giao.
Sức cầu của thị trường thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, đây là bước “chạy đà” cho xuất khẩu đạt tăng trưởng khá trong năm 2024. Cần nhanh chóng tháo gỡ, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp gây khó khăn cho doanh nghiệp để giữ vững “mặt trận” xuất khẩu. 
Cán cân thương mại hàng hóa tính đến nửa đầu tháng 11/2023 ước tính xuất siêu 25 tỷ USD. Đây được đánh giá là con số xuất siêu kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Theo chuyên gia, con số này vẫn còn tiềm ẩn nhiều lo ngại. 
Mặc dù khó khăn chưa qua, song hiện sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới liên tục tăng, nhiều doanh nghiệp đến nay đã dần bắt nhịp phục hồi và lấy lại thị phần ở các thị trường chủ lực. Đây là những dấu hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế cuối năm.
Giá gạo dự kiến sẽ vẫn ở mức cao do nhiều quốc gia như Philippines, Trung Quốc, Indonesia... đang mua để tăng dự trữ quốc gia.
Đại diện Trung Quốc đề nghị cơ quan chức năng và nông dân trồng trái cây Việt Nam phải bổ sung gấp hồ sơ đăng ký xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, xây dựng quy tắc thống nhất để đảm bảo việc thu hoạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Nhờ "lực kéo" từ xuất khẩu, tính đến thời điểm cuối quý III năm 2022, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi ngày càng tích cực, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định - là bệ phóng để ngành hàng xuất khẩu tiếp tục phấn đấu cán đích cả năm 2022 vượt mong đợi mà Quốc hội giao phó.
Sau nhiều tháng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, từ tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hụt hơi. Điều này được dự báo có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời gian tới. Đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều giải pháp linh hoạt, ứng phó với thị trường.
Tỷ giá USD/VND lập đỉnh, cộng với nguy cơ và sức ép từ lạm phát, là gánh nặng cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nửa cuối năm 2022. Điều này khiến nhà điều hành phải có chính sách điều hành tiền tệ phù hợp, cân đối giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.và giữ tỷ giá hối đoái.
Hiện những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày, thủy sản... đều đang “ngấm đòn” do ảnh hưởng từ việc tỷ giá đồng Euro tụt dốc. Lợi nhuận sụt giảm đã giáng thêm “đòn kép” vào khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh giá vật tư vẫn không ngừng leo thang.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng phi mã, dẫn đến chi phí vận tải, logistics tăng cao, đẩy chi phí xuất nhập khẩu "nóng" từng ngày. Để tiếp sức cho doanh nghiệp, nhiều biện pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu đã được kích hoạt.
Dù trong bối cảnh bình thường mới nhưng tình hình xuất khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu do logistics.
Dù “bóng ma” Covid-19 vẫn là nỗi ám ảnh lớn, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kỳ vọng sẽ thích ứng tốt, thậm chí khởi sắc hơn trong năm 2022 khi cơ hội từ các thị trường xuất khẩu vẫn đang được mở ra, khôi phục dần.
Tính đến cuối tháng 11, chỉ số sản xuất công nghiệp đã có nhiều gam màu sáng lạc quan với những tín hiệu tích cực từ một số ngành mũi nhọn - là lực kéo quan trọng thúc đẩy kinh tế cả nước tăng trưởng trong tháng cuối cùng của năm 2021.