Chủ nhật, 29/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt chỉ tập trung kêu gọi vốn đầu tư, thờ ơ quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ

Hương Giang
- 16:55, 29/12/2020

(DNTO) - Ở Việt Nam, có thực trạng là nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung kêu gọi vốn đầu tư mà thờ ơ quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ. Vì vậy, dù nổi tiếng trong nước, nhưng khi ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp trở nên vô danh, thậm chí bị “cướp” thương hiệu do bị một doanh nghiệp nước ngoài khác đăng ký trước.

Nhiều doanh nghiệp Việt không nắm được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: T.L

Nhiều doanh nghiệp Việt không nắm được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: T.L

Vì sao doanh nghiệp Việt thờ ơ với quyền sở hữu trí tuệ?

Tại Hội thảo Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, diễn ra hôm nay 29/12, Ông Lê Ninh Giang, Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ khai thác quyền sở hữu trí tuệ, cho rằng: Việc các doanh nghiệp Việt không quan tâm tới quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ đôi khi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức này. Vì không nắm được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nên dẫn đến thờ ơ với việc này.

Vì vậy theo ông Giang, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tuyên truyền sâu rộng về vai trò và sự gắn kết giữa đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới đều đầu tư nhiều nguồn lực cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, thì tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp hiểu đúng tầm quan trọng của vấn đề này.

“Đã có nhiều doanh nghiệp Việt đầu tư rất nhiều vào xây dựng thương hiệu của mình trong nước, có sản phẩm tốt được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến, tuy nhiên khi ra thị trường quốc tế lại trở nên vô danh, thậm chí bị “cướp” thương hiệu do bị một doanh nghiệp nước ngoài khác đăng ký trước. Điều này đã gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp”, ông Giang cho hay.

Ông Giang dẫn chứng ví dụ về việc chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm bị đăng ký làm nhãn hiệu ở nhiều nước; hay việc mất thương hiệu thuốc lá Vinataba ở nhiều lãnh thổ; mất sáng chế/kiểu dáng công nghiệp võng xếp Duy Lợi ở Nhật Bản năm 2001; mất chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc năm 2011…

Số liệu về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam (giai đoạn 2009-2019). Ảnh: Cục sở hữu trí tuệ

Số liệu về đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam (giai đoạn 2009-2019). Ảnh: Cục sở hữu trí tuệ

Liên quan đến câu chuyện doanh nghiệp Việt không quan tâm nhiều tới việc sở hữu trí tuệ, ông Lê Huy Anh, Trưởng phòng thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, đưa ra các số liệu: Qua khảo sát từ năm 2016, số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu đúng về sở hữu trí tuệ chỉ là 18%. Tỉ lệ doanh nghiệp nhận dạng được tài sản sở hữu trí tuệ chỉ là 16-18%. Thậm chí, nếu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ liệt kê tài sản trí tuệ thì hầu hết doanh nghiệp đều không làm được.

Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế

Đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp Việt định vị được thương hiệu và mở rộng thị trường, LS. Phạm Duy Khương, Công ty Luật SB Law, nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt cần có chiến lược đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế để bảo vệ thương hiệu của mình, cũng như nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.

“Doanh nghiệp phải cân nhắc về chi phí, thời gian, số lượng và quốc gia đăng ký. Cụ thể, có thể đăng ký trên 4 quốc gia, so sánh thời gian đăng ký trực tiếp và đăng ký qua định thư hay thỏa ước. Một số quốc gia đã cho phép đăng ký với thủ tục rút gọn mà doanh nghiệp có thể cân nhắc như: Campuchia, Úc, Hàn Quốc…", LS. Khương cho hay.

Đồng thời, ông Khương nhấn mạnh tới việc các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn quốc gia và cách thức đăng ký, từ đó có thể tiết kiệm về thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Cũng theo LS. Khương, hiện có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã quan tâm đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế. Ví dụ như: VNPT, FPT, Vietel… Đặc biệt, tại thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, nổi bật là Asean và Trung Đông là những thị trường lớn, doanh nghiệp Việt có cơ hội mở rộng thị trường, nên cần lưu tâm để có chiến lược đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Tin nên đọc

Còn theo LS. Lê Quang Vinh, Công ty Luật Bross và cộng sự, nếu không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường, đối mặt với rủi ro về pháp lý. Song song với đó là sẽ mất lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP…

Ông Vinh chỉ rõ, để không bị mất thương hiệu và nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp Việt cần chủ động rà soát, đăng ký sớm quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý bảo hộ: nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế. Khi phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị mất, cần nhanh chóng nghiên cứu thu thập chứng cứ, nộp đơn phản đối, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm