Thứ ba, 01/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp logistics mạnh phải biết phát huy sở trường

Nguyễn Quỳnh
- 10:40, 17/12/2021

(DNTO) - Một doanh nghiệp logistics mạnh là phát huy được sở trường và thế mạnh của mình và có thể tính tới câu chuyện hợp tác liên doanh liên kết nếu có quy mô nhỏ, ít lợi thế.

 Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, hiện cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó có khoảng 30 DN logistics đa quốc gia, các DN logistics trong nước mới chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần. Điều này chứng tỏ năng lực của các DN logistics Việt Nam vẫn còn rất hạn chế; từ quy mô, tiềm lực tài chính đến nhân lực, công nghệ thông tin. Việc xây dựng các DN logistics mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế đất nước đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết.

Ông Đỗ Xuân Minh, Giám đốc Trung tâm dịch vụ, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận xét, các DN logistics của Việt Nam hiện nay đa phần có quy mô vừa và nhỏ với thị trường phân mảnh, thiếu sự liên kết sâu rộng và chưa có tính chuyên môn hóa cao, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ nối tiếp còn thấp. Trong khi đó, thị trường dịch vụ logistics trong nước chủ yếu tập trung vào các mảng dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ có tính cạnh tranh gay gắt vì những yếu tố khách quan khác khiến chi phí tăng cao. Các hoạt động logistics đầu – cuối của DN trong nước hầu như không theo kịp được với các DN nước ngoài vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý chuỗi logistics. 

“Các DN logistics Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, chủ động nhằm nắm bắt xu hướng mới và đạt được một số thành công nhất định và dần khẳng định được vị trí của mình. Tuy nhiên, trong hoạt động đa phương thức với mức tự động hóa cao vẫn chưa được phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về quy mô, thiếu tính liên kết và cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ”, ông Minh nhận xét.

Thị trường dịch vụ logistics vẫn chủ yếu tập trung vào các mảng dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ.

Thị trường dịch vụ logistics vẫn chủ yếu tập trung vào các mảng dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ.

Để có được những DN logistics mạnh, theo ông Minh là ngoài việc chú trọng vào việc cung cấp vụ logistics với chất lượng và tiêu chuẩn cao nhất, các DN cần nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống có thể thích ứng linh hoạt với những biến động thị trường. Đặc biệt, cần đề cao quá trình chuyển đổi số trong quản lý logistics thông qua những ứng dụng cảng điện tử, giám sát tự động ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, đồng thời phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 

 “Tân Cảng Sài Gòn đã và đang phát triển hệ sinh thái số, trong đó kết nối các thành phần của chuỗi cung ứng nhằm đơn giản hóa chuẩn hóa và tăng tốc trao đổi thông tin, tăng hiệu quả kết nối với các cơ quan quản lý như hải quan, cảng vụ. Từ đó tăng cường kiểm soát tối ưu hóa hoạt động góp phần làm giảm chi phí để trở thành 1 DN mạnh trong ngành logistics đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, đồng thời hỗ trợ các DN cùng phát triển”, ông Minh cho biết.

Doanh nghiệp logistics phải có hệ sinh thái dịch vụ đa dạng

Theo quan điểm hình thành 1 DN logistics mạnh của ông Cao Hồng Phong, Tổng Giám đốc cảng Nam Hải Đình Vũ - Tập đoàn Gemadept là phạm vi và hệ sinh thái dịch vụ mà trong đó hệ sinh thái dịch vụ phải đa dạng. Cùng với đó, hệ thống khách hàng và mạng lưới hoạt động rộng sẽ tạo nên quy mô của một DN logistics mạnh.

“Một DN logistics mạnh là phát huy được sở trường và thế mạnh của mình. Đối với các DN logistics nhỏ có thể tính tới câu chuyện hợp tác liên doanh liên kết. Đơn cử như ở Gemadept, với sở trường là cảng biển nên đang hợp tác với các tập đoàn lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc cùng khai thác hạ tầng cảng biển, thông qua kết nối đó tiếp cận với khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Cùng với đó, Gemadept còn hợp tác với các hãng tàu container lớn trên thế giới và khi có hệ thống cảng biển bao phủ cùng sự hợp tác liên kết trong vận tải thủy sẽ khắc phục yếu điểm, đưa DN phát huy đúng sở trường thế mạnh của mình”, ông Phong chia sẻ.

Khẳng định DN logistics mạnh phải là những đơn vị vừa thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường, vừa có tốc độ tăng trưởng, mức độ số hóa và tự động hóa cao; nắm giữ thị phần top trong lĩnh vực, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) nhìn nhận, sự đồng hành, kết nối thành một mạng lưới của các DN logistics mạnh chính là tiền đề phát triển vững chắc cho nền logistics quốc gia, đồng thời là đôi bàn tay đáng tin cậy nâng đỡ, hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ giữa thị trường nhiều biến động.

Hệ sinh thái dịch vụ đa dạng cùng hệ thống khách hàng và mạng lưới hoạt động rộng sẽ tạo nên quy mô của một DN logistics mạnh.

Hệ sinh thái dịch vụ đa dạng cùng hệ thống khách hàng và mạng lưới hoạt động rộng sẽ tạo nên quy mô của một DN logistics mạnh.

Theo Thiếu tá Nguyễn Hoàng Long, DN logistics mạnh phải là đại diện cho phần lớn các DN logistics Việt Nam nên cần được hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp để có nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. Các DN logistics quốc nội cần học hỏi, vận dụng từ các đơn vị nước ngoài đã đi trước, ứng dụng một cách phù hợp với thực tế hiện tại, hướng tới một nền logistics quốc gia phát triển mạnh mẽ và bền vững.

“Những DN trụ cột trong lĩnh vực logistics cần chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và nguồn lực đang có với các DN nhỏ hơn để giúp nhau cùng mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu chi phí, tạo nền tảng bền vững cho nền logistics trong kỷ nguyên mới. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là sứ mệnh của các DN đối với nền logistics quốc gia”, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Long kì vọng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Xem thêm