Thứ ba, 30/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

 93% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn rơi vào tay hãng tàu ngoại

Sông Hương
- 16:00, 15/12/2021

(DNTO) - Thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng giảm, từ 10% (2015) chỉ còn 7% (2021), do thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEU, nhưng Việt Nam mới chỉ có tàu có sức chở 1.800 TEU.

Hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc vào các hãng tàu ngoại. Ảnh: T.L.

Hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc vào các hãng tàu ngoại. Ảnh: T.L.

Vận tải biển quốc tế vẫn ở các tuyến gần

Báo cáo Logistics Việt Nam 2021 vừa được Bộ Công thương công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, dù chịu tác động của dịch Covid-19, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển vẫn đạt gần 82 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải biển quốc tế của đội tàu biển Việt Nam tăng 54%, chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á...

Sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam đạt 1,48 triệu TEU, tăng tới 21% so với cùng kỳ năm trước. Đội tàu Việt Nam hiện đảm nhận gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời.

Thống kê hết tháng 6/2021, đội tàu biển Việt Nam có hơn 1.576 tàu (đội tàu vận tải biển là 1.049 tàu) với tổng trọng tải khoảng 12 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7,6 triệu GT. Theo số liệu từ Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (2020), đội tàu Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới.

Sự cách biệt ngày càng lớn

Tuy nhiên, Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá, sức cạnh tranh trên trường quốc tế của đội tàu Việt còn yếu. Nguyên nhân bởi đa số các chủ tàu biển Việt Nam phát triển nhỏ, trong 1.049 tàu vận tải có đến 550 chủ sở hữu. Trong đó, chỉ có khoảng 30 chủ tàu sở hữu đội tàu trên 10.000 DWT, còn lại bình quân mỗi chủ tàu chỉ sở hữu từ 1 - 2 tàu.

Cơ cấu đội tàu cũng phát triển chưa hợp lý khi xu hướng vận tải hàng hóa trên thế giới theo hướng container hóa, đội tàu container Việt Nam chỉ có 38 tàu, chiếm tỷ trọng nhỏ (3,7%) trong cơ cấu đội tàu vận tải, trong khi thế giới 13%.

Trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEU, nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở 1.800 TEU. Như vậy, sự phát triển của đội tàu Việt Nam ngày càng cách biệt so với sự phát triển của đội tàu thế giới. Đó là lý do thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng giảm, từ 10% (2015) chỉ còn 7% (2021).

“Hiện có 93% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 40 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì vậy không có cơ hội lựa chọn, buộc phải chấp nhận các điều kiện và chi phí do hãng tàu nước ngoài đưa ra. Vấn đề giá cước vận tải biển và phụ phí liên tục tăng từ trong năm 2021, tạo ra động lực nhiều hơn cho các hãng tàu Việt Nam đầu tư mạnh mẽ hơn để chủ động nguồn container, giảm bớt lệ thuộc và giành lại thị phần từ tay các hãng tàu nước ngoài”, báo cáo phân tích.

Cần có đề án phát triển đội tàu container

Một đội tàu container đủ lớn sẽ giúp logistics Việt Nam cất cánh. Ảnh: T.L.

Một đội tàu container đủ lớn sẽ giúp logistics Việt Nam cất cánh. Ảnh: T.L.

Tình hình thực tế đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng phát triển đội tàu đủ mạnh và xây dựng nhà máy sản xuất container để đón đầu xu hướng xuất siêu ngày càng tăng trong tương lai.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Việt Nam cần có đề án phát triển đội tàu container có trọng tải lớn chia làm các giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021-2025) có 2-4 tàu container trọng tải lớn bằng cách đóng mới hoặc mua tàu đã qua sử dụng với cỡ tàu 50.000-100.000 DWT, có thể chuyên chở 4.000-8.000 TEU. Các giai đoạn sau sẽ tăng số lượng tàu đủ để duy trì dịch vụ hàng tuần (weekly service). Nếu không có nhiều tàu hơn để duy trì được dịch vụ chuyên tuyến (liner service - fixed sailing day) thì sẽ rất khó cạnh tranh.

Để có thể phát triển đội tàu trong tương lai, cần huy động sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Trong ngành dịch vụ logistics, có thể kêu gọi các doanh nghiệp lớn như Gemadept, Tân Cảng Sài Gòn,VIMC,... và cả các doanh nghiệp chủ hàng lớn tham gia.

Bên cạnh đó, cần cơ chế hỗ trợ tài chính từ nhà nước để phát triển đội tàu biển như tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vận tải biển từ 20% xuống 15% trong 3 năm, giảm các loại thuế phí (phí đăng ký trước bạ, thuế VAT,...) khi đóng hoặc mua tàu mới hiện đại, các loại tàu chuyên dụng nhằm khuyến khích chủ tàu loại bỏ tàu cũ. Ngoài ra là chính sách tăng tiền lương cho thuyền viên để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề, nâng cao sức cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam.

“Gỡ được nút thắt tài chính đầu tư vẫn là một trong những yếu tố cốt lõi quan trọng để phát triển đội tàu ở Việt Nam” báo cáo nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
1 tuần
Xem thêm