Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Điều hành chính sách tiền tệ: Linh hoạt 'chèo lái' trong vòng xoáy lạm phát

Hồng Gấm
- 14:34, 04/06/2023

(DNTO) - Chính sách tiền tệ đang phải "chèo lái" trong bối cảnh khó khăn khi cùng lúc nhiều mục tiêu, vừa kiềm chế lạm phát trong bối cảnh lạm phát cơ bản tăng mạnh, vừa đảm bảo nền kinh tế không giảm tăng trưởng mạnh khi thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt là một nhiệm vụ đầy khó khăn trong bối cảnh thị trường có quá nhiều biến số bất định đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế lẫn thế giới bên ngoài. Ảnh: TL.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt là một nhiệm vụ đầy khó khăn trong bối cảnh thị trường có quá nhiều biến số bất định đến từ yếu tố nội tại của nền kinh tế lẫn thế giới bên ngoài. Ảnh: TL.

Bước sang năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, tăng trưởng chậm lại với giá cả, lạm phát phần nào đã dịu đi, tỷ giá ổn định hơn và lãi suất chững lại, nhưng vẫn còn ở mức cao, thị trường tài chính, ngân hàng có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là sau sự cố sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ và Thụy Sỹ, dù đã được khoanh vùng xử lý.

Thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm lãi suất điều hành 3 lần từ đầu năm đến nay. Thị trường đang kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ giảm về mức 4%/năm đến năm 2025 - mức thấp tương đương với lãi suất trước đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy, chính sách tiền tệ của Việt Nam đã thích ứng hợp lý, chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”, ưu tiên hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, hạ dần lãi suất nhưng không chủ quan với lạm phát.

Bằng chứng là, thị trường ngoại tệ đã bớt chông chênh, các nhu cầu ngoại tệ hợp lý được đáp ứng đầy đủ, đảm bảo nền kinh tế vận hành thông suốt, “sức mạnh tiền tệ” đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát huy hiệu quả.

Đặc biệt, từ đầu năm 2023, NHNN đã "đi trước một bước" khi điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, liên tục mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối (trên 6 tỷ USD). Bên cạnh đó, NHNN đã gia hạn các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với tổng giá trị 3.99 tỷ USD với các tổ chức tín dụng, đồng thời các tổ chức này cũng huỷ mua 1.74 tỷ USD từ NHNN. Từ đó góp phần đưa ra và để lại lưu thông một lượng lớn tiền VND tương ứng. Ngoài ra, NHNN cũng không trì hoãn việc hút nội tệ về.

Cùng với đó, thị trường ngoại tệ cũng "rủng rỉnh" với nguồn cung dồi dào từ dòng vốn FDI, các thương vụ bán vốn, giải ngân các khoản vay ngoại tệ, thặng dư thương mại. Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại hầu như không có biến chuyển lớn, dao động quanh mốc 23.450 VND/USD. Đó là một trong các yếu tố quan trọng để NHNN quyết định nâng dự trữ ngoại hối lên 91 tỷ USD.

"Biến động tỷ giá USD/VND trên 3% là có thể chấp nhận được, dự báo VND và các đồng tiền khác tăng giá trở lại vào nửa cuối năm 2023 đến từ tình hình kinh tế Mỹ hồi phục chậm và FED sẽ không tiếp tục động thái tăng mạnh lãi suất như thời gian qua. Nhiều khả năng đến hết năm 2023, VND sẽ tăng giá 0.7-0.8% so với đồng USD", TS. Cấn Văn Lực, thành viên thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhận định.

Khônh để tỷ giá ngoại tệ biến động quá lớn, sẽ xảy ra tình trạng “nhập khẩu lạm phát”, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ảnh: TL.

Khônh để tỷ giá ngoại tệ biến động quá lớn, sẽ xảy ra tình trạng “nhập khẩu lạm phát”, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ảnh: TL.

Đáng chú ý, nhờ các biện pháp kịp thời của NHNN và các chỉ đạo của Chính phủ, cho đến nay, lạm phát vẫn đang ở mức thấp. Kết hợp với điều hành tỷ giá hài hoà, hợp lý, sẽ giúp giảm sức ép tăng lãi suất, giữ ổn định giá thành nguyên liệu nhập khẩu.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, NHNN cũng liên tục nhấn mạnh, trong ngắn hạn, vẫn phải "chắc tay" với tỷ giá, việc điều hành tỷ giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh những cú sốc trong bối cảnh nền tảng kinh tế vĩ mô chưa ổn định. Đồng thời chủ động "nghe ngóng, dự báo, quan sát" để có chính sách phản ứng phù hợp nhất để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Dự báo nửa cuối của năm 2023, tình hình thế giới và trong nước còn nhiều biến động khó lường, bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”. Vì vậy, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, theo 4 định hướng chính để vững vàng trước những "cơn gió ngược".

Thứ nhất, điều hành nghiệp vụ thị trường mở "linh hoạt", chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc phù hợp với diễn biến kinh tế, tiền tệ, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ khác để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm 2023; chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
2 tuần
Xem thêm