Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chính sách tiền tệ 2023: Không để lạm phát 'nổi sóng' lớn 

Bạch Dương
- 15:48, 11/01/2023

(DNTO) - "Bước sang năm 2023, mục tiêu xuyên suốt trong việc điều hành chính sách tiền tệ là phải "tỉnh táo" kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, ngân hàng nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng", Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN nhận định.

Dự báo áp lực lạm phát toàn cầu năm 2023 sẽ hạ nhiệt nhưng với Việt Nam, các chuyên gia nhận định rằng nhiều biến số trong nước sẽ tạo sức ép lên mặt bằng giá năm nay. Cùng đó, chính sách tăng lãi suất có thể dẫn đến nên nghịch lý: giảm lạm phát tiền tệ nhưng tạo áp lực chi phí đẩy...

Dự báo CPI toàn cầu hạ nhiệt với mức tăng khoảng 6,5%, từ mức bình quân 8,5% năm 2022. Dù áp lực lạm phát toàn cầu có thể không căng thẳng như năm 2022 nhưng nhiều ý kiến lại quan ngại những yếu tố trong nước có thể gây nhiều sức ép đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, khiến CPI bình quân năm 2023 nhích tăng nhẹ từ mức 3,15% của năm 2022...

Trong đó, việc tăng giá điện, giá một số dịch vụ do nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, cùng với đó, mối lo nghịch lý giảm lạm phát tiền tệ nhưng tăng áp lực chi phí đẩy cũng là điều cần quan tâm...

Chia sẻ tại "Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam: Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức", ngày 11/1, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng nhà nước), cho rằng, chính sách tiền tệ phải "tỉnh táo" với lạm phát vào năm 2023.

Phân tích cụ thể, ông Quang cho hay, vào thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn đều nhận định lạm phát chỉ mang tính thời điểm, tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi lạm phát lên cao nhất 40 năm gần đây.

Theo đó, các ngân hàng trung ương đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ. Từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Thậm chí, Fed đã tăng 4 lần lãi suất với mức tăng 0,75 điểm phần trăm mỗi lần. Trong khi đó, ở quá khứ hầu như Fed chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm mỗi lần... Điều này thể hiện quá trình kiềm chế lạm phát rất nhanh, gấp. 

Vì vậy, mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, đã tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà tất cả lên các nước mới nổi. Trong bối cảnh đó, đồng USD trở thành hầm trú ẩn cho tất cả các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới sụt giảm gần 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng khoảng gần 9% tổng dự trữ ngoại hối thế giới. Vì sao, vì dòng chiều đảo chiều chảy về Mỹ.

"Với bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng", ông Quang nhận định.

Đồng thời nhấn mạnh, bài toán khó nhất đối với ngân hàng nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá. Bởi lẽ, nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối. 

Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn tới với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát. Điều này khiến lạm phát trong nước không kiểm soát được. Mà khi đó, các mục tiêu vĩ mô cũng không thể kiểm soát được.

Áp lực lạm phát toàn cầu có thể không căng thẳng như năm 2022 nhưng chính những yếu tố trong nước đang gây nhiều sức ép đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ảnh: TL.

Áp lực lạm phát toàn cầu có thể không căng thẳng như năm 2022 nhưng chính những yếu tố trong nước đang gây nhiều sức ép đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh đó, ngân hàng nhà nước phải đối mặt với một loạt bài toán khó đặt ra. Thứ nhất, làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo. Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu nhìn tỷ lệ trên thì chưa thể đánh giá hết, nhưng nếu nhìn con số tuyệt đối về dư nợ lên tới 12 triệu tỷ đồng thì thật sự là lớn.

"Thông thường, đầu tư cho nền kinh tế đến từ rất nhiều nguồn, từ  vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn FDI, vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán, đầu tư công, và kiều hối… thì tín dụng chỉ là một kênh trong  các nguồn vốn. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế việt nam là phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, cho nên áp lực đối với tín dụng trong bối cảnh biến động của năm 2022 lại càng lớn", ông Quang nhấn mạnh.

Thứ hai, làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng đô la tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ...

Thứ ba, làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ.

Bước sang năm 2023, ông Quang cho biết, mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, ngân hàng nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.

"Rất may cuộc khủng hoảng lần này rất khác hồi năm 2008. Ở thời điểm 2008, ngành ngân hàng chất lượng, quản trị thực sự có vấn đề và nợ xấu dâng cao. Chúng ta phải trải qua cuộc vật lộn tái cơ cấu hơn 10 năm vẫn chưa xong. Nhưng đến nay, tín hiệu đáng mừng là ngành ngân hàng có sức khoẻ tốt hơn, bảng cân đối tốt", ông Quang chia sẻ.

Theo đó, ông Quang cho biết, phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là nhằm đối phó với xu hướng tăng lạm phát là xu hướng sẽ tiếp tục bao trùm cả năm 2023.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nếu Hoà Phát được ví như "Ngư ông đắc lợi" do hội tụ nhiều yếu tố được hưởng lợi rõ nét thì nhiều doanh nghiệp khác không kém phần lo lắng khi HRC, nguyên liệu đầu vào quan trọng, không còn rẻ.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 21/2, phản hồi về việc mấy ngày qua dư luận xã hội lo ngại lãi tiền gửi tiết kiệm có thể bị đánh thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục miễn thuế đối với khoản thu nhập này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường đang duy trì nhiều điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng VN-Index vượt thành trì 1.300 điểm sau một thời gian dài chủ yếu theo xu hướng đi ngang.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu đầu tư công tăng chóng mặt trong bối cảnh đầu tư công trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, một động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có những diễn biến trái chiều trong kì điều chỉnh 20/2.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tín dụng năm nay được nhận định tích cực hơn khi sức hấp thu vốn của nền kinh tế cải thiện, giải ngân tín dụng, vốn bị thắt chặt trong nhiều năm, đang dần được nới lỏng, tín dụng bán buôn tăng tốc.... là động lực cho các ngân hàng "đầu tàu" lên kế hoạch để lập kỷ lục mới về lợi nhuận năm 2025.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quỹ ETF tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng trong tháng 1/2025, với giá trị rút ròng là hơn 595 tỷ đồng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xu hướng giao dịch toàn cầu gần đây cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của các thương vụ lớn: khối lượng giao dịch trị giá trên 1 tỷ USD đã tăng 17% trong năm 2024, đồng thời giá trị trung bình của mỗi thương vụ cũng tăng lên đáng kể.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mận Úc chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam tại các sự kiện ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trữ lượng cacao tại các thị trường trao đổi hàng hoá đã xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng của đợt khan hiếm dài lâu, và buộc các nhà sản xuất chocolate phục vụ cho lễ Valentine vừa qua phải tìm đến các loại nguyên liệu thay thế.
1 tuần
Xem thêm