Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp 'đứng ngồi không yên' vì tỷ giá gây khó

Hồng Gấm
- 14:24, 21/11/2022

(DNTO) - Tăng lãi suất, bình ổn giá là biện pháp tối ưu để tránh biến động tỷ giá, từ đấy ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát là biện pháp khách quan và hiệu quả trong thời điểm hiện tại. Song để hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lại đang là bài toán khó đặt ra cho nhà điều hành.

Các yếu tố khiến tỷ giá USD/VND tăng còn hiện hữu. Ảnh: TL.

Các yếu tố khiến tỷ giá USD/VND tăng còn hiện hữu. Ảnh: TL.

Lỗ nặng vì tỷ giá

Mặc dù gần đây, thị trường ngoại tệ của Việt Nam đang đón nhận thông tin tích cực. Song vẫn phải nhấn mạnh, các yếu tố khiến tỷ giá USD/VND tăng còn hiện hữu. Trong đó, chỉ số CPI của Mỹ vẫn đang ở mức cao (tăng 7,7% trong tháng 10/2022) và theo một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, mức lạm phát bền vững để khiến Fed dừng tăng lãi suất phải ở mốc 4,4%.

Ở trong nước, do phải bán USD để ổn định thị trường, một số dữ liệu cho thấy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tiệm cận mức chú ý mà IMF đưa ra là tương đương 12 tuần nhập khẩu. Đồng thời, nguồn kiều hối vẫn đang có xu hướng giảm. Giá vàng trên thị trường vẫn chênh lệch lớn giữa trong và ngoài nước, dẫn đến một lượng ngoại tệ tiếp tục đổ vào khu vực này; chưa kể, không ít doanh nghiệp FDI tiếp tục xu hướng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ…

Gần nhất, Quốc hội thông qua mục tiêu năm 2023; trong đó, GDP tăng 6,5% và CPI 4,5%. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp so với đà tăng 13,67% của quý 3/2022 và theo các chuyên gia, có vẻ như Chính phủ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế để giữ ổn định tỷ giá, không để lạm phát nhập khẩu vào trong nước. Đồng thời, CPI được nới lên cũng để tạo dư địa trong trường hợp tỷ giá không giữ được như kỳ vọng. 

Chi phí và tỷ giá hối đoái tăng vọt khiến các doanh nghiệp quay cuồng trong khó khăn chưa từng có. Tình trạng các công ty buộc phải cắt giảm công nhân, hoạt động cầm chừng diễn ra ngày càng nhiều.

Cách đây chục ngày, Công ty TNHH Tỷ Hùng - doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu - tại quận Bình Tân (TP.HCM), đã thông báo chấm dứt hợp đồng với 1.185 lao động trong tổng số 1.822 lao động hiện có. 

Tương tự, là đơn vị thường xuyên nhập khẩu, chuỗi siêu thị hải sản Hoàng Gia ước tính mỗi tháng phải chi thêm vài tỉ đồng khi tỷ giá USD/VND liên tục gia tăng. Ông Trần Văn Trường, Giám đốc chuỗi siêu thị Hải sản Hoàng Gia, than thở chi phí đầu vào tăng cao nhưng không dám tăng giá bán ra vì sức mua đang ở mức thấp. Trong bối cảnh này, công ty buộc phải gồng mình để duy trì hoạt động, nhất là với chi phí tăng thêm vì tỷ giá.

Tại buổi đối thoại chuyên đề “Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô”, sáng 21/11, ông Phạm Công Thảo- Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, sự chênh lệch tỷ hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp thép.

Cụ thể, chi phí đầu vào tăng, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại có xu hướng giảm trong ba quý vừa rồi do sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ. Lượng thép bán ra tính từ thời điểm đầu năm giảm 6%, trong đó xuất khẩu giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các công ty thép cũng chịu áp lực cạnh tranh với thị trường thép nhập khẩu. Tất cả những điều được kể đến cùng với nhu cầu trong nước suy giảm đã khiến nhiều công ty trong ngành thép thu về lợi nhuận âm quý vừa rồi.

“Với những đơn vị của Tổng Công ty mà có lượng nhập khẩu lớn, thì chênh lệch tỷ giá này có thể tác động đến hiệu quả lên tới 7-8 chục tỷ trong năm 2022 này, những đơn vị ở những quy mô vừa và nhỏ hơn có thể đến vài ba chục tỷ", ông Thảo cho hay.

Đơn cử, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần đầu tiên báo lỗ sau nhiều năm khi lợi nhuận ròng quý vừa rồi âm 1.786 tỷ đồng. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của Hòa Phát đã giảm mạnh từ 23% trong quý II xuống còn 3% trong quý III.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng thu về lợi nhuận âm 887 tỷ đồng, trong khi quý II lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 265 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang đứng trước nguy cơ suy thoái trước sự thay đổi về chính sách đất đai và tiền tệ, cùng với đó, chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm ngành xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng.

Nêu khó khăn, ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, mặc dù phân bón thu về nguồn ngoại tệ lớn, tuy nhiên khi tỷ giá biến động các doanh nghiệp phân bón vẫn gặp phải nhiều vấn đề.

Từ đầu năm đến nay, giá phân bón tăng kỷ lục ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá phân bón tăng cao, do giá xăng dầu tăng, chi phí sản xuất, nhân công, logistics cũng tương tự...

Tỷ giá tăng khiến nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của nhiều doanh nghiệp tăng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trở nên nhiều hơn. Nhưng lãi suất cho vay quá cao khi lợi nhuận có xu hướng giảm đi, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

Đồng thời, các ngân hàng cho biết đã đạt mức tăng trưởng tín dụng. Kể cả khi tăng hạn mức tín dụng, với tình trạng tăng trưởng nguồn vốn thấp, ngân hàng cũng không đủ vốn để cho vay.

Không chỉ các doanh nghiệp thép hay phân bón gặp phải vấn đề khi tỷ giá tăng cao, còn nhiều doanh nghiệp các ngạch hàng khác họ cũng đang chật vật để vượt qua giai đoạn này. Vì thế, sự can thiệp của nhà nước là điều thực sự cần thiết để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đứng vững và đi lên.

Bài toán hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ góc độ của doanh nghiệp, khát vốn là nhu cầu rất chính đáng, không gây ra sự đổ vỡ nền kinh tế song chúng ta nên tìm điểm cân bằng. Ảnh: TL.

Từ góc độ của doanh nghiệp, khát vốn là nhu cầu rất chính đáng, không gây ra sự đổ vỡ nền kinh tế song chúng ta nên tìm điểm cân bằng. Ảnh: TL.

Thực tế, trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với dịch bệnh và lạm phát, nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp cũng phải chịu ảnh hưởng. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của ngân nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phục hồi tích cực.

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Quyết định số 1809 điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm...

"Tăng lãi suất, bình ổn giá là biện pháp tối ưu để tránh biến động tỷ giá, từ đấy ổn định vĩ mô và kiểm soát được lạm phát. Với kỹ thuật quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước, việc siết chặt chính sách tiền tệ là biện pháp khách quan và hiệu quả trong thời điểm hiện tại", các chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, chúng ta muốn quá trình phục hồi vẫn tiếp tục nhưng phải hiểu phía trước chắc chắn là khó khăn hơn, tất cả các dự báo kinh tế của các tổ chức cho thấy rằng Việt Nam vẫn phục hồi nhưng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Rõ ràng, thách thức lớn nhất hiện nay là cùng lúc chúng ta phải xử lý ba bài toán gồm ổn định vĩ mô, tỷ giá và cán cân thanh toán, an toàn hệ thống ngân hàng…

Bởi lẽ, lãi suất cao, không tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp rất khó để tồn tại dẫn đến nguy cơ mất việc làm. Bên cạnh đó, hiện nay một số công ty FDI cũng đang có xu hướng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ. Ngoài ra, nợ xấu tăng cũng khiến cho rủi ro hệ thống ngân hàng tăng cao, kéo theo rủi ro nợ công và các vấn đề an sinh xã hội khác.

Giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón… trên thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng với tình hình địa chính trị phức tạp như hiện nay rất khó để dự báo. Việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến hàng loạt khó khăn đình đốn sản xuất, giảm đầu tư, nợ xấu do đó có thể dẫn đến nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái kinh tế.

Ông Nguyễn Hữu Huân, ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh cho rằng: “Khi những áp lực về ngoại tệ, mức lạm phát được kiểm soát, ngân hàng nhà nước nên xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây thực sự là bài toán đánh đổi giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế”...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
6 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm