Thứ bảy, 19/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đường đi của lãi suất và tỷ giá vẫn chưa hết 'nóng'

Hồng Gấm
- 16:35, 10/10/2022

(DNTO) - Trong bối cảnh lãi suất điều hành tăng trên mọi "mặt trận" và tỷ giá chịu nhiều áp lực như hiện nay, một trong những "đề bài" mà Thủ tướng đặt ra cho ngân hàng là cần nỗ lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, liệu có quá sức với nhà điều hành?

Lãi suất tăng trên mọi

Lãi suất tăng trên mọi "mặt trận" kèm áp lực tỷ giá gây khó khăn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Sau 2 tuần quyết định nâng lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, các Ngân hàng thương mại đã đồng loạt bước vào cuộc đua tăng lãi suất huy động mới, với một mặt bằng mới được thiết lập vượt 8%.

Cuộc đua càng “tăng nhiệt” bởi sự gia nhập điều chỉnh lãi suất của cả 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước vào những ngày cuối tháng 9. Theo đó, Vietcombank, Agribank, VietinBank đều đã điều chỉnh lãi suất tăng thêm 1% ở nhiều kỳ hạn trong ngày 27/9. Muộn hơn 1 ngày, BIDV gia nhập cuộc đua hút vốn khi ngân hàng này cũng nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng thêm mức 1 điểm %...

Giám đốc khối khách hàng cá nhân một ngân hàng cổ phần quy mô hạng trung cho hay, 3 tháng trở lại đây, cứ đầu tháng là lại bị căng thẳng lãi suất nhưng mức độ lần này “nóng” hơn bao giờ hết. Ngân hàng không rơi vào tình trạng thiếu vốn nhưng “có không giữ, mất đừng tìm” -  nghĩa là họ không quá kẹt vốn nhưng vẫn phải tăng lãi suất lên mức cao để giữ nguồn vốn tiết kiệm huy động vì các ngân hàng khác liên tục tăng lãi suất, vốn sẽ bị chảy đi. Nhiều nhà băng còn chơi chiêu, công bố lãi suất thấp nhưng lại “đi đêm” huy động bên ngoài cao hơn.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, những biểu hiện của lãi suất tăng nhanh trong thời gian ngắn ở cả khu vực dân cư lẫn liên ngân hàng cho thấy thanh khoản của ngân hàng đang gặp vấn đề. Thanh khoản này có thể đến từ các khoản nợ cũ chưa trả. Khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, vòng quay vốn sẽ gặp khó. Đặc biệt những khoản vay trung dài hạn vào bất động sản không trả nợ kịp đúng tiến độ. Nhưng việc tăng lãi suất, chủ yếu là vì giữ vốn.

"Khi một vài ngân hàng tăng lãi suất lên cao, các ngân hàng còn lại cũng buộc phải điều chỉnh lãi lên nếu không muốn mất vốn. Tình trạng "rượt đuổi" lẫn nhau dẫn đến có ngân hàng trong một tuần tăng lãi suất hai lần, điều này vô tình làm cho mặt bằng chung lãi suất huy động dâng cao", ông Hiếu lý giải.

Không những vậy, việc đua hút vốn của ngân hàng hiện tại cũng được nhận định là xu hướng không thể cưỡng lại, bởi từ ngày 1/10/2022, ngân hàng đã bị đặt trước yêu cầu phải đáp ứng quy định của Thông tư 22 và Thông tư 08. Đây là các Thông tư quy định các ngân hàng phải tuân thủ đưa tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn phải tiếp tục giảm từ 37% (được áp dụng cho đến 30/9/2022), xuống 34%.

Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ rất ưu tiên cho người gửi tiền càng kỳ hạn dài giá trị càng lớn càng tốt, qua đó nhằm giãn bớt độ căng của tỷ lệ quy định khi trên thực tế nhiều khoản tiền gửi huy động từ dân cư đa phần là ngắn hạn, và phần vốn tiết kiệm nhàn rỗi không kỳ hạn ở nhiều ngân hàng thời gian qua đã tăng lên.

Ngoài ra, còn có một số các yếu tố tác động từ phía thị trường vốn khi các doanh nghiệp đã phải mua lại một khối lượng trái phiếu trước hạn, doanh nghiệp khó khăn hơn về thanh khoản và do thị trường, dù tăng trưởng dư nợ mảng bất động sản tăng lên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đình trệ dòng tiền, vòng quay vốn tín dụng đối với một số nhóm đối tượng, lĩnh vực thấp. 

Khi Nghị định sửa đổi Nghị định 153 đã được ban hành, các ngân hàng cũng sẽ có cơ hội cải thiện bù đắp thu nhập hụt do không thể tăng trưởng tín dụng cao và biên lãi ròng bị giảm qua kênh đầu tư trái phiếu, và ngay cả thực thi điều này cũng cần nguồn vốn. Do đó, cuộc đua huy động không chỉ đáp ứng hiện tại, với các quy định mới, còn có thể hướng tới tương lai.

“Trước mắt, do độ trễ nên việc đua tăng hút vốn huy động chưa tạo ngay áp lực lên lãi vay và các ngân hàng cũng sẽ phải xem xét để cân đối thực thi theo chủ trương, chính sách. Song với mức độ tăng lãi suất rất nóng và có khả năng sẽ còn tiếp tục dao động nâng thêm, thì áp lực đối với lãi vay càng về cuối năm càng mạnh”, các chuyên gia nhấn mạnh. 

Không những thế, tại báo cáo mới đây, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, so với cuối năm 2021, giá USD liên ngân hàng tăng 4,5%. Về cuối năm, sức ép lên tỷ giá vẫn còn khá cao. Trong khi đó, khả năng ngân hàng nhà nước tiếp tục bán USD để can thiệp thị trường ngoại hối là khá hạn chế khi dự trữ ngoại tệ hiện đã giảm xuống dưới mức khuyến nghị của IMF.

Vì vậy, SSI Research không loại trừ trường hợp ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong những tháng còn lại của năm 2022 nhằm giảm áp lực lên tỷ giá. 

"Với những diễn biến thị trường tiền tệ, tỷ giá vẫn đang căng thẳng, dự trữ ngoại hối đã chạm ngưỡng cẩn trọng và FED vẫn có lộ trình tăng lãi suất thêm khoảng 1,25-1,5 điểm từ giờ đến cuối năm thì tôi cho rằng ngân hàng nhà nước sẽ vẫn phải tiếp tục nâng các loại lãi suất điều hành thêm ít nhất một lần nữa vào quý 4 này", ông Trần Ngọc Báu – CEO WiGroup nhận định.

Điều đó hoàn toàn có cơ sở, bởi khác với các dự báo trước đây, tỷ giá USD/VND chỉ biến động đến 3%, đến nay nhiều nhà phân tích đã nâng mức mất giá của VND thêm 1%, thậm chí VND có thể mất giá tới 5% trong năm nay. Năm 2023, VND sẽ đảo chiều và tăng so với USD. Sự thận trọng càng được quan tâm hơn khi tỷ giá biến động theo các chiều hướng ngược nhau.

"Với mức mất giá ước khoảng 4%, bất chấp những nỗ lực can thiệp sâu của nhà điều hành bao gồm bán 13 tỷ USD dự trữ ngoại hối thời gian qua và đến nay theo nhiều thống kê, đã vượt trên 20 tỷ USD, khiến dự trữ ngoại hối về sát mức cảnh báo, thì dù VND có “lợi thế” mất giá chậm và thấp hơn mọi đồng tiền khác, nhưng vẫn đang có khả năng biến động", lãnh đạo ngân hàng nhà nước khẳng định. 

Thế khó của nhà điều hành

Ngân hàng nhà nước cần phải điều chỉnh lãi suất để làm sao một mặt hóa giải những cú sốc kinh tế vĩ mô, cũng như neo giữ được tâm lý kỳ vọng lạm phát của người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL.

Ngân hàng nhà nước cần phải điều chỉnh lãi suất để làm sao một mặt hóa giải những cú sốc kinh tế vĩ mô, cũng như neo giữ được tâm lý kỳ vọng lạm phát của người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL.

Chia sẻ tại tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" mới đây, nói về một số khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC cho biết Tập đoàn CMC làm việc với các đối tác nước ngoài rất nhiều như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tất cả những chính sách biến động về kinh tế, tài chính vừa rồi ảnh hưởng khá lớn với tập đoàn và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tập đoàn. 

"Là tập đoàn công nghệ, khi chúng tôi có giao dịch với đối tác nước ngoài, tỷ giá biến động ảnh hưởng rất lớn. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trước đây chưa bao giờ phải đề phòng về tỷ giá và nay tỷ giá thay đổi như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Trong ngắn hạn, nếu tỷ giá và lãi suất càng ngày càng cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Trong dài hạn, các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Chúng ta sẽ phải xem xét các chỉ số liên quan lãi suất hay tỷ giá khi ra các bài toán quyết định đầu tư và có thể quyết định đầu tư sẽ trở nên khó khăn rất nhiều", ông Tùng trăn trở.

Nêu quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, bài toán khó nhất mà ngân hàng đang phải đối mặt hiện nay là vừa phải ổn định tỷ giá, vừa phải giữ mặt bằng lãi suất. Chúng ta chỉ có thể giữ một trong hai và ngân hàng nhà nước phải lựa chọn buông tỷ giá hay buông lãi suất. 

“Nếu như phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu thì doanh nghiệp FDI được lợi, vì tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu của doanh nghiệp FDI khá cân bằng, nhưng doanh nghiệp nội lại thiệt hại lớn. Tương tự, nếu lãi suất tăng thì doanh nghiệp nội cũng bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì doanh nghiệp ngoại chủ yếu vay vốn nước ngoài. Chính vì vậy, cần phải bóc tách kỹ mức độ ảnh hưởng của tỷ giá, lãi suất với nền kinh tế là lớn hơn để đưa ra quyết định”, ông Ánh nêu quan điểm. 

Thực tế, diễn biến trên thị trường tài chính gần đây vẫn thể hiện sự kém lạc quan khi trong suốt 2 tháng gần đây, ngân hàng nhà nước đang phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ cả tỉ giá và lãi suất nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô và thanh khoản trên thị trường tài chính.

Đặc biệt, những đánh giá lại về kỳ vọng lãi suất điều hành cho thời gian tới từ FED, sẽ khiến ngân hàng nhà nước có động thái điều chỉnh linh hoạt hơn nữa bao gồm: Tăng lãi suất điều hành để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Giải pháp thứ hai là cân nhắc tăng tỉ giá trung tâm, và tăng giá bán ngoại tệ với mức giảm giá phù hợp của VND tương đương 3-4% phù hợp diễn biến thị trường ngoại hối.

Các chuyên gia cũng lưu ý thêm ở thời điểm này, mức giảm giá của VND so với nhiều quốc giá khác vẫn ở mức thấp. Và cũng giống như các ngân hàng trung ương trên thế giới, ngân hàng nhà nước cũng sẽ nhắm tới mục tiêu các định hướng rõ ràng, tiến hành thay đổi lãi suất, tỉ giá theo từng bước, tránh giật cục, gây cú sốc trên thị trường. Đồng thời, các bước điều chỉnh cũng sẽ được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh có khoảng cách khác biệt quá lớn đối với phần đông các ngân hàng trung ương khác. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Xem thêm