Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm 'hướng đi' cho vải thiều

Hồng Gấm
- 13:14, 08/06/2021

(DNTO) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Hải Dương đã chủ động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức, đây là giải pháp đắc lực kích cầu tiêu dùng nội địa và hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh, nhất là vải thiều.

Thực hiện các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử để vải thiều Thanh Hà ngày càng khẳng định được vị trí đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ảnh: TL.

Thực hiện các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ vải thiều Thanh Hà trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử để vải thiều Thanh Hà ngày càng khẳng định được vị trí đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ảnh: TL.

Tạo cơ hội xúc tiến cho quả vải nhanh chóng "tiếp cận" khách hàng  

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 9.000 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà có hơn 3.300 ha, Chí  Linh có hơn 3.500 ha với tổng sản lượng khoảng 55.000 tấn. Toàn tỉnh có 45 vùng vải với tổng diện tích 450 ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 6.300ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Việc tiêu thụ quả vải trong khi Covid-19 vẫn hoành hành là bài toán đặt ra cho chính quyền các cấp cùng các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh.   

Theo đó, từ ngày 18/5, khi những lứa vải thiều sớm bắt đầu cho thu hoạch, tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều bằng hình thức song song trực tiếp và trực tuyến đến 31 điểm cầu trong, ngoài nước, thu hút sự quan tâm của 200 chủ doanh nghiệp, thương gia có thể tiêu thụ vải thiều và các loại nông sản.  

Tin nên đọc

Bên cạnh các vườn vải sai trĩu quả, Thanh Hà còn là "mảnh đất vàng" với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, miệt vườn thu hút du khách đến trải nghiệm. Với những nỗ lực của các cấp, ngành tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà, vải thiều Thanh Hà ngày càng khẳng định được vị trí đối với người tiêu dùng trong, ngoài nước.   

Bà Hoàng Thị Thúy Hà - Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà cho biết, năm nay sản lượng vải của huyện đạt hơn 40.000 tấn, trong đó vải sớm thu hoạch rộ vào cuối tháng 5, vải chính vụ thu hoạch từ đầu tháng 6. Chỉ cần click chuột trên máy tính hoặc chạm trên smartphone, người tiêu dùng cũng có thể nhận vải thiều Thanh Hà chính hiệu ngay tại nhà.  

Ngoài ra, Hải Dương tạo không gian để 36 doanh nghiệp trong tỉnh trực tiếp mang 58 nhóm sản phẩm tham gia trưng bày, trong đó có 23 sản phẩm OCOP tiêu biểu. Các sản phẩm, hàng hóa tham gia trưng bày, giới thiệu đều phong phú, đa dạng về chủng loại, bao bì, nhãn mác, đều là hàng chất lượng cao, đảm bảo tuân thủ các quy trình về vệ sinh, an toàn thực phẩm. 

Đây là cách làm sáng tạo của địa phương, là phương thức tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế, ứng dụng xu thế làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Qua đó, tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh, tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. 

Để bảo đảm cho quả vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh Hải Dương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, kho lạnh sơ chế hoa quả xuất khẩu; xây dụng các phòng khử trùng bảo đảm hoa quả vô trùng khi xuất khẩu đi Mỹ, EU, Australia, Singapore, Nhật Bản…; tạo điều kiện cho hơn 30 đầu mối thu mua, sơ chế, đóng gói vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc...  

Từng bước chinh phục các thị trường “khó tính”  

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song hoạt động sản xuất và tiêu thụ quả vải thiều của cả nước vẫn đạt kết quả đáng khích lệ với sản lượng trên 200.000 tấn. Chất lượng được nâng cao nhờ áp dụng mô hình canh tác theo tiêu chuẩn hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá ổn định, đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Tổng lượng quả vải xuất khẩu mùa vụ 2021 của cả nước đạt khoảng 98.000 tấn (chiếm xấp xỉ 50% tổng sản lượng cả nước), trong đó tỉnh Hải Dương xuất khẩu khoảng gần 25.000 tấn (khoảng 50% sản lượng của tỉnh).  

Thống kê đến ngày 2/6, toàn tỉnh thu hoạch và tiêu thụ trên 29 ngàn tấn vải, trong đó, xuất khẩu đi Trung Quốc, Lào, Campuchia: 15.000 tấn; bán tại các chợ đầu mối lớn trên toàn quốc: 6.000-7.000 tấn; bán vào các hệ thống siêu thị (BigC, Vinmart, Metro, Lanchi Mart, CoopMart và các cửa hàng nông sản sạch): 2.000 tấn; xuất khẩu đi các thị trường có giá trị cao: 1.500 tấn (xuất đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU: 300 tấn; xuất đi Singapore, Trung Đông, Malaysia: 500 tấn; cấp đông xuất đi Hàn Quốc, Nhật, châu Âu: 700 tấn); bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử: 100 tấn.

Vải thiều Hải Dương trong siêu thị Singapore. Ảnh: TL.

Vải thiều Hải Dương trong siêu thị Singapore. Ảnh: TL.

Thị trường xuất khẩu quả vải được mở rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, một số nước ASEAN, quả vải còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường được coi là “khó tính” khác như Hoa Kỳ, Úc, Hà Lan, Anh, Pháp, Canada, U.A.E... 

Đáng chú ý, trong năm 2021, quả vải tươi của Việt Nam tiếp tục mở cửa thành công vào hai thị trường lớn, nhiều tiềm năng là Singapore và Nhật Bản. Riêng với thị trường Nhật Bản, đã xuất khẩu 100 tấn, cao gấp hơn 3 lần tổng sản lượng vải cả nước xuất khẩu đi Nhật Bản trong năm 2020.

Dự kiến, từ nay đến cuối vụ, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, Úc, Singapore, EU,… đây là tín hiệu tích cực, khẳng định thương hiệu quả vải Việt Nam với thị trường quốc tế.

Sản phẩm vải thiều Việt Nam có mặt trong siêu thị Nhật. Ảnh: TL.

Sản phẩm vải thiều Việt Nam có mặt trong siêu thị Nhật. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Ameii cho biết, Hải Dương có nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; trong đó có vải thiều Thanh Hà. Sự quyết liệt, quyết đoán của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của nông dân tỉnh Hải Dương đã củng cố niềm tin cho doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu vải.

"Năm 2020 và 2021, chúng tôi đã đưa vải Hải Dương chinh phục thành công thị trường Nhật Bản. Thời gian tới, chúng tôi cam kết sẽ tập trung hơn nữa nguồn lực và đồng hành với Hải Dương mang nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng của tỉnh ra thế giới" - ông Tiến cho hay.

Bà Lương Thị Kiểm - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết, các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương phát triển bền vững thông qua ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số đồng thời, xây dựng các thương hiệu nông sản, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đẩy mạnh công tác quảng bá trong nước và toàn cầu, xúc tiến thương mại thông qua nhiều hình thức để tiếp cận khách hàng.

Trên cơ sở chất lượng hàng hóa được nâng cao, thương hiệu vải thiều Hải Dương được khẳng định nên năm nay, những thị trường nhập khẩu đòi hỏi yêu cầu khắt khe như Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU đã tăng mạnh số đơn đặt hàng, nhờ đó, lượng tiêu thụ quả vải của Hải Dương tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2020.

Có thể nói, nhờ chủ động xây dựng các phương án, kịch bản kịp thời và hợp lý để thực hiện các chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng số, nông sản Hải Dương đã tìm được hướng đi đúng và trúng để  "tiếp cận" khách hàng một cách hiệu quả.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm