Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đâu là những khó khăn doanh nghiệp đang đối diện?

Hồng Gấm
- 18:29, 30/10/2022

(DNTO) - Nhiều khó khăn vẫn tiếp tục cản đường các doanh nghiệp trong giai đoạn "nước rút", đòi hỏi các Bộ, ngành cần nhìn thẳng vào nguy cơ, thách thức phía trước để chủ động các giải pháp ứng phó, tạo xung lực cho cộng đồng doanh nghiệp đủ sức bứt phá để về đích.

Thời điểm này, các tổ chức tín dụng cần có sự chia sẻ với nền kinh tế, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng bằng cách nâng cao năng lực quản trị, cắt giảm chi phí, ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Thời điểm này, các tổ chức tín dụng cần có sự chia sẻ với nền kinh tế, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng bằng cách nâng cao năng lực quản trị, cắt giảm chi phí, ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Chưa dứt nỗi lo về vốn....

Càng gần cuối năm 2022, việc thiếu hụt vốn vẫn đang là một trong những vấn đề nhức nhối của cộng đồng doanh nghiệp, ồ ạt các hệ lụy từ diễn biến thị trường lãi suất tăng, tín dụng hẹp cửa, trái phiếu bị quản chặt,...đang tạo áp lực rất lớn cho họ.

Nhìn vào con số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 10 tháng tăng 36.9% so với cùng kỳ năm trước, đồng nghĩa với việc bình quân một tháng có 12.2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, theo số liệu vừa được Tổng cục thống kê công bố ngày hôm qua 29/9, đủ thấy được tình trạng "sức khỏe" doanh nghiệp đang ở mức báo động thế nào.

Không chỉ những kênh được xem là rủi ro như bất động sản hay chứng khoán mới đối mặt với việc dòng vốn bị kiểm soát chặt chẽ, mà hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng phản ánh không thể vay ngân hàng.

Không những thế, thêm một yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp là từ ngày 1/10 tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn sẽ phải giảm xuống 34%, kéo theo việc các ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn huy động dài hạn. Yếu tố này đã đẩy chi phí vốn bình quân của các ngân hàng cao hơn, gây áp lực tăng lãi suất đầu ra.

Một số doanh nghiệp cho biết, lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng đã lên tới 9%/năm, 6 tháng lên tới trên 10%/năm. Mức lãi suất như vậy là khá cao, càng góp phần làm tăng chi phí đầu vào, tăng khó khăn cho doanh nghiệp...

Rõ ràng trong lúc này, Chính phủ và các bộ, ngành cần nhìn thẳng vào nguy cơ, thách thức phía trước để chủ động các giải pháp ứng phó, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong nỗ lực này, cần hết sức lưu ý những vấn đề liên quan đến thể trạng doanh nghiệp, rà soát và xây dựng lại các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp đủ sức vực dậy trong sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, tại Kỳ họp bất thường tháng 1/2022, Quốc hội đã có chủ trương đưa ra gói kích thích 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ phục hồi sau dịch. Đồng thời cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022- 2023 ở mức 1 - 1,2% với tối đa 240.000 tỷ đồng, riêng năm 2022 ở mức 1,1% với tối đa 128.000 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền rất lớn dự kiến đưa vào nền kinh tế.

Điều này khiến các nhà đầu tư rất kỳ vọng sẽ có "dòng chảy" vốn trên thị trường dồi dào, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để triển khai nhanh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chính sách tốt nhưng điều kiện quá bất cập, doanh nghiệp khó thụ hưởng.

Những lo ngại về sự chậm trễ trong triển khai Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội lại tiếp tục làm nóng Hội trường Quốc hội những ngày vừa qua.

“Tại sao các giải pháp được cân nhắc thận trọng, tính toán chi tiết cả tính khả thi mà vẫn khó đến được tới người cần. Chặng đường này sao dài quá”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, tỉnh Kiên Giang bày tỏ tâm tư tại nghị trường.

Cụ thể, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được khoảng 13,5 tỷ đồng trong quy mô 40.000 tỷ đồng, đạt 0,03% - một con số quá nhỏ. Nhưng gói gia hạn thuế lại giải ngân được 72,5%.

“Đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét chuyển nguồn hỗ trợ lãi suất chưa giải ngân sang hỗ trợ miễn giảm thuế, phí, gia hạn thêm thời gian nộp thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Thực hiện như vậy sẽ giúp được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nhiều hộ kinh doanh hơn”, Đại biểu quốc hội đề xuất.

Nhưng điều mà nhiều đại biểu lo ngại hơn cả là nền kinh tế đang đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Ví dụ, trong bối cảnh mới, việc thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay từ 0,5 đến 1% trong 2 năm 2022-2023 như đã đề ra hầu như không thể thực hiện được. Cùng với đó, việc Ngân hàng Nhà nước kiên định với mục tiêu khống chế tăng trưởng tín dụng cho cả năm ở mức 14% làm cho việc thực hiện các chỉ tiêu hỗ trợ lãi suất 2% càng khó khăn hơn.

... Lại mong manh về quyền tự chủ

Cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hạn chế được tác động từ bên ngoài, để phát triển vững mạnh. Ảnh: TL.

Cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hạn chế được tác động từ bên ngoài, để phát triển vững mạnh. Ảnh: TL.

Trước muôn trùng vây của vốn, lãi suất... điều mong muốn của các doanh nghiệp là khâu chính sách cần tiếp tục thông thoáng, cởi mở hơn nhằm phần nào giúp tháo gỡ bớt khó khăn cho họ. 

Trong tháng 10/2022, khi đóng góp ý kiến Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, có 8 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Hội thực phẩm minh bạch, Hiệp hội chè Việt Nam, Hội lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy, đã đồng loạt phản ánh rằng, nếu quy định mới trong Dự thảo luật này áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn.

Chẳng hạn trong quy định mới ở Dự thảo luật này là việc cung cấp và công khai hết toàn bộ thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin bí mật trong quản trị doanh nghiệp như về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động, thang lương, bảng lương...cho toàn thể người lao động, Công đoàn, ban thanh tra nhân dân. Theo các hiệp hội nêu trên thì quy định này là không phù hợp, không chính đáng, đi ngược lại với quyền tự chủ của doanh nghiệp theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ.

"Bởi thế giới, hầu hết các nước không có những nội dung quy định pháp luật bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện như của Dự thảo luật mà chỉ thông qua thỏa ước giữa doanh nghiệp và người lao động. Điều này khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị xấu đi nghiêm trọng, trong khi luật pháp tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp", 8 hiệp hội bày tỏ.

Hay như mới đây, khi góp ý Dự thảo Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng Dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động sản xuất – kinh doanh, vốn là thông tin không được tiết lộ của doanh nghiệp...

Về vấn đề này, nêu quan điểm thẳng thắn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Như So, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, cho rằng, khó khăn lớn mà doanh nghiệp đối mặt vẫn là những rào cản, nút thắt về thể chế, đặc biệt là 2 chỉ số đang thấp điểm là khu vực công và quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, chất lượng hành chính đất đai, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, gia tăng niềm tin của doanh nghiệp và dân chúng.

"Cần thay đổi tư duy cải cách thể chế theo hướng đồng hành, hỗ trợ, coi doanh nghiệp là đối tác thay vì là đối tượng bị quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho việc thương mại hóa ý tưởng kinh doanh, bởi không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào nơi mà tài sản và trí tuệ của họ không được bảo vệ".

Hiện tại, kinh tế toàn cầu đang trong nguy cơ suy thoái. Trong bối cảnh ấy, kinh tế Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng đáng khích lệ. Trong đó, trụ cột quan trọng bậc nhất chính là các doanh nghiệp. Thời gian còn lại của năm 2022 không nhiều, đây là khoảng thời gian nước rút để nền kinh tế cả nước không chỉ củng cố ổn định mà cần tiếp tục phát triển.

Trong hoàn cảnh này, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong việc chung tay cùng các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn một cách thiết thực, hiệu quả. Vì vậy việc xác định “nhận việc khó về phía chính quyền, chủ động vào cuộc giải quyết một cách chính đáng nhu cầu của doanh nghiệp” rất cần được tiếp tục phát huy.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
1 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơi, bền bỉ nếu muốn người tiêu dùng quốc tế nhớ đến mình.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những hoạt động thường niên của Hội DNT Việt Nam, chương trình tập huấn công tác Hội DNT toàn quốc 2024 được tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) trong 2 ngày (15-16/11) đã đem lại những thông tin thiết thực, bổ ích, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ văn phòng Hội.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế. Người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Triển lãm quốc tế về giải pháp nội thất thông minh (SFS Vietnam 2024) diễn ra tại WTC EXPO Bình Dương từ ngày 27 - 30/11 với mục đích xúc tiến thương mại và góp phần vào công cuộc phát triển ngành gỗ Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Đã có những lúc, tôi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi từng có ý định mua vé máy bay để về trước”, chị Lương Thị Hương, một trong hai thành viên nữ của đoàn xe điện VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều hoàn thành hành trình hơn 10.000 km và chứng minh xe điện Việt có thể đi bất cứ đâu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/11, Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA HCM) đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân và Sự kiện cưới. Đây là câu lạc bộ thứ 11 trực thuộc YBA HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hối hả từng ngày để chuẩn bị cho dịp khai trương, Trung tâm Thương mại Satra Võ Văn Kiệt (Q.6) đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Với mô hình one-stop shopping, nơi đây hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm và giải trí hoàn hảo, đồng thời gia tăng tiện ích cho mọi khách hàng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 10/11, 568 em học sinh tại huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre vui mừng được đón nhận học bổng từ Tập đoàn TTC.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do tổ chức Trinity Quốc tế 2024 trao tại diễn đàn Trinity 2024. Trinity 2024 là diễn đàn thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không, thu hút hơn 400 lãnh đạo cấp cao và chuyên gia toàn cầu của hơn 80 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh, mỗi doanh nghiệp cần trở thành một đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm