Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Để tạo đà tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn nước rút, doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư đổi mới công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đăng ký bảo hộ thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp cho hàng hoá xuất khẩu, chuyển đổi số…
Trong những ngày còn lại của năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi dòng tiền trong trạng thái "mùa đông khó khăn". Hơn lúc nào hết, các ngân hàng thương mại từ lớn đến nhỏ cần sự đồng thuận tích cực, hỗ trợ lãi suất cho nền kinh tế "vượt cạn".
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận vốn rất hạn hẹp. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, làm chậm tiến trình hồi phục, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Trong vòng 1 tuần trở lại đây, 4 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay từ 1-3,5%, động thái này được ví như “làn gió mát”, giúp giảm bớt áp lực về lãi suất cho vay với doanh nghiệp, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế.
Nhiều khó khăn vẫn tiếp tục cản đường các doanh nghiệp trong giai đoạn "nước rút", đòi hỏi các Bộ, ngành cần nhìn thẳng vào nguy cơ, thách thức phía trước để chủ động các giải pháp ứng phó, tạo xung lực cho cộng đồng doanh nghiệp đủ sức bứt phá để về đích.
Cuộc đua hút vốn giữa các ngân hàng ngày càng hấp dẫn khi các "ngưỡng chặn" nhanh chóng được thay thế bởi các mặt bằng giá mới. Song "nước lên thuyền lên", mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân hiện dao động quanh mức 13-14%/năm và lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức 9-10%/năm cũng là con số đáng "báo động".