Thứ hai, 21/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cựu Tham tán kể về những lần doanh nghiệp xuất khẩu mất tiền tỷ vì chủ quan

Huyền Trang
- 15:46, 30/10/2024

(DNTO) - Không tìm hiểu kĩ thông tin đối tác, không cập nhật tình hình tài chính của bạn hàng khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lỡ mất cơ hội hoặc chịu thiệt hại rất lớn.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thiếu kĩ năng tìm kiếm thông tin và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thiếu kĩ năng tìm kiếm thông tin và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường. Ảnh: T.L.

Chiến lược không đúng vì thiếu thông tin

Tại tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh: Chiến lược và cách tiếp cận thông tin” hôm 30/10, ông Nguyễn Cảnh Cường, Cựu Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh, nhận định doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động. Những doanh nhân trẻ có kĩ năng về công nghệ số, tiếp thị kĩ thuật số, giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, đầy đủ hơn so với phương thức truyền thống. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng chủ động tìm kiếm thông tin thị trường. 

“Có nhiều doanh nghiệp ngay cả những thông tin cơ bản cũng hỏi Thương vụ. Hồi làm việc tại London (Anh), chúng tôi chỉ có 2 nhân sự, đôi khi không thể trả lời xuể. Sau đó chúng tôi có soạn bộ câu hỏi mẫu để hướng dẫn doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin thị trường cơ bản trước khi hỏi thương vụ. Như vậy Thương vụ vừa đánh giá được năng lực doanh nghiệp và cung cấp thông tin có chất lượng, đúng, trúng, phù hợp với doanh nghiệp”, ông Cường nói.

Không có kĩ năng tìm hiểu thông tin, chưa quen với phương pháp tiếp cận thị trường nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt muốn xuất khẩu thường tìm đến các công ty môi giới. Tuy nhiên, ông Cường cho biết các công ty môi giới có kĩ năng tiếp thị nhưng lại không hiểu sâu về sản phẩm, dẫn đến việc không trả lời được các câu hỏi của đối tác nhập khẩu, làm mất đi cơ hội. 

“Tôi đã giới thiệu rất nhiều đối tác quan tâm và sẵn sàng nhập khẩu sản phẩm Việt Nam. Nhưng vì các doanh nghiệp Việt Nam chưa tìm hiểu kĩ nhu cầu của nhà nhập khẩu nên đưa ra các câu trả lời không đúng, trúng với nhu cầu của họ.

Người Anh rất tự hào về hệ tiêu chuẩn BSI do Viện Tiêu chuẩn Anh phát triển. Đây là nền móng cho rất nhiều hệ tiêu chuẩn trên thế giới. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn này sẽ được nhà nhập khẩu Anh rất quan tâm. Như vậy doanh nghiệp sẽ có hội vào thị trường”, ông Cường cho biết.

Vị Tham tán khuyến nghị doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin từ Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh, từ Cơ sở dữ liệu của Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu từ các nước đang phát triển của Bộ Ngoại giao Hà Lan. Ngoài ra, các nguồn thông tin chi tiết, miễn phí về Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Anh trên trang thông tin Companies House - GOV.UK. Tất cả doanh nghiệp Anh đều có thông tin ở trang này. Doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận bạn hàng mới, việc đầu tiên cần lên trang web này để xác minh đối tác có đăng kí kinh doanh không, có đang hoạt động không, chủ doanh nghiệp là ai…

“Tôi từng chứng kiến việc doanh nghiệp Việt Nam sau 10 năm làm việc thuận buồm xuôi gió nên vẫn tin tưởng và cho đối tác trả chậm, giao hàng trước trả tiền sau. Nhưng vì không theo sát thay đổi của đối tác nên không biết tình hình tài chính của bạn hàng Anh thay đổi, sắp phá sản, ông giám đốc đã bị mất chức. Lúc đó doanh nghiệp tổn thất rất lớn”, vị tham tán nêu ví dụ và khuyến nghị không nên coi nhẹ việc kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, đối tác, kể cả khách hàng, đối tác truyền thống để hạn chế các tình huống rủi ro.  

Ngoài những kênh thông tin chính thống được công khai, miễn phí, doanh nghiệp còn có thể tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác thông qua các kênh thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Anh, các đơn vị tư vấn và nghiên cứu thị trường của Anh. Những thông tin về thị trường không phải miễn phí thì doanh nghiệp nên mua.

Cơ hội từ những khoảng trống của thị trường

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Cựu Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh. Ảnh: T.L

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Cựu Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh. Ảnh: T.L

Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định UKVFTA đã trở thành cầu nối giúp gia tăng kim ngạch thương mại song phương. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dệt may, da giầy, sản phẩm cơ khí, thuỷ sản… với mức tăng trưởng từ 12 đến 19%.

Tuy nhiên theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, thị phần hàng hóa của Việt Nam vẫn rất ít, chỉ khoảng gần 1% tổng lượng nhập khẩu vào Anh. Một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng và chưa có chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.

Ông Cường cho biết doanh nghiệp trong nước vẫn xây dựng các kênh website doanh nghiệp theo kiểu Việt Nam, không phù hợp với văn hóa kinh doanh của người Anh. Ví dụ đối tác muốn tìm hiểu sản phẩm của doanh nghiệp Việt, họ sẽ vào website xem sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn nào, nguyên liệu nhập từ đâu… Nhưng website nhiều doanh nghiệp không thể hiện điều này khiến họ mất đi một phần cơ hội.

Hiện Việt Nam và Vương Quốc Anh đã có Hiệp định UKVFTA. Nhưng không chỉ có hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lợi thế khi xuất khẩu hàng hóa sang Anh. Sau khi Anh rời EU, chuỗi cung ứng hàng hóa, quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp Anh với EU có một phần suy giảm. Số liệu cho thấy xuất nhập khẩu của Anh và EU sau Brexit sụt giảm, có ngành hàng sụt giảm 50%, đây là mức sụt giảm lớn. Như vậy sẽ tạo ra khoảng trống trong chuỗi cung ứng nhưng là cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, quan hệ thương mại của Việt Nam và Anh đang có những tiến triển tốt. Ông Cường cho biết, trong tâm trí của doanh nghiệp Anh và người tiêu dùng Anh, Việt Nam là nền kinh tế đang lên, một thị trường đang phát triển. Các doanh nghiệp Anh đánh giá nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam không kém gì nền kinh tế Singapore và các doanh nghiệp ở đây.

“Đó là sự thăng hạng về uy tín quốc gia, uy tín nền kinh tế và uy tín của cộng đồng doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam mà chúng ta phải mất rất nhiều thời gian gây dựng. Đây là thuận lợi để hàng hóa của ta cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại thị trường Anh”, ông Cường nhận định. 

Vị Tham tán cho biết xu hướng tiêu dùng bền vững, giảm phát thải, giảm thiểu ô nhiễm hiện là ưu tiên trong chương trình nghị sự Anh và đã chuyển vào chính sách thương mại, chuyển vào ý thức các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại đây. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhận thức được điều này để có chiến lược sản xuất, marketing đáp ứng nhu cầu này.

Ngoài ra, thị trường Anh cũng yêu cầu minh bạch chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng các công cụ số hoá. Nhà xuất khẩu phải kiểm soát được tất cả nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Nếu người tiêu dùng muốn truy xuất sản phẩm, nhà cung cấp phải có cơ sở dữ liệu, nền tảng số để chứng minh nguồn gốc hàng hóa cho nhà bán lẻ hay người tiêu dùng.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tiên phong mang đến giá trị vượt trội như an toàn tuyệt đối, linh hoạt 24/7, không giới hạn ngưỡng với mức lợi suất lên đến 4,4% cho người dùng và tạo ra xu hướng huy động vốn mới, Techcombank Sinh Lời Tự Động được TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá là đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và đưa thị trường tài chính Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Năm nay, Masan được vinh danh cả hai hạng mục Hoạt động CSR nổi bật (tiêu chí Xã hội - Social) và Quản trị doanh nghiệp xuất sắc (tiêu chí Quản trị - Governance) tại Lễ công bố Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam - Top 50 Corporate Sustainability Awards (Top 50 CSA) do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Masan có mặt tại Bảng xếp hạng và bình chọn uy tín về ESG.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Nổi tiếng là ông vua lò sấy miền Tây với nhiều năm nghiên cứu thành công các loại máy sấy lúa tiết kiệm nhiên liệu và cho ra đời thành phẩm chất lượng, doanh nhân Dương Xuân Quả - Giám đốc Công ty THNH MTV Công nghệ Sau thu hoạch còn được biết đến với việc đưa tinh dầu macca vào chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp cho nhiều người.
1 tuần
Hội địa phương
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 đã khai mạc phiên đầu tiên tại khu vực Tây Nam Bộ. Sự kiện diễn ra thành công trong việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở và hiệu quả giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Hai phòng chờ thương gia mới The SENS Business Lounge và SH Premium Lounge Tan Son Nhat vừa chính thức được Sacombank bổ sung vào hệ thống phòng chờ đặc quyền dành cho chủ thẻ cao cấp. Đây là hoạt động nổi bật nhất nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Từng trải nghiệm đủ loại xe từ phổ thông đến siêu xe, anh Phạm Hoàng Đức (TP.HCM) không dễ hài lòng với một chiếc xe gia đình. Tuy nhiên, VinFast VF 8 đã khiến anh gật đầu ngay lập tức bằng sự êm ái, công nghệ an toàn hiện đại, khả năng tăng tốc ấn tượng cùng chi phí bằng 0.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đảm bảo đầu ra cho nông sản, UBND huyện Mường La (Sơn La) ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trọng tâm là ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả cho nông dân.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sơn La là vùng trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước với nhiều loại quả khác nhau, để tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Về các xã Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần, thành phố Sơn La những ngày này, trên những nương mận trải dài theo triền núi, bà con nông dân đang khẩn trương thu hái mận tam hoa. Dọc các tuyến đường vào trục chính của xã, xe ô tô tải của các thương lái nhộn nhịp ra vào thu mua mận, không khí sôi động khắp một vùng.
1 tháng
Tài chính - Thị Trường
Trao đổi với PV Doanh Nhân Trẻ về việc xoá bỏ độc quyền vàng miếng đã tạo ra những cơ hội và thách thức nào cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Tu Mi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mi Hồng khẳng định, điều này mang đến nhiều thay đổi trên thị trường với những tín hiệu tích cực.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 21/5/2025, tại khu phức hợp Selavia, Công ty CP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc - thành viên Tập đoàn TTC) và Tập đoàn Ascott, đơn vị quản lý lưu trú hàng đầu thế giới, đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý vận hành căn hộ khách sạn mang thương hiệu Citadines Selavia Phu Quoc.
1 tháng
Xem thêm