Thứ sáu, 16/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Codex, công nghệ A.I biết tự lập trình

Hải Ngư
- 18:30, 26/09/2021

(DNTO) - Một tin tốt vừa đến với con người. Công nghệ trí tuệ nhân tạo mới được gọi là Codex có khả năng tạo ra các chương trình bằng 12 ngôn ngữ mã hóa. May mắn là kỹ thuật tiên tiến này lại không phải là mối đe dọa đối với các lập trình viên chuyên nghiệp.

Tom Smith, chuyên gia lập trình viên dày dạn kinh nghiệm đã khởi nghiệp bằng một công ty start-up có tên Gado Images chuyên về công nghệ A.I. Thế nên sẽ chẳng lấy làm lạ khi anh là cha đẻ của Codex, một công nghệ trí tuệ nhân tạo mới có khả năng tự viết các chương trình máy tính.

Trí tuệ nhân tạo đang loại bỏ bớt sự nặng nhọc ra khỏi công việc chứ không phải là thay thế con người. Ảnh: Shutter Stock

Trí tuệ nhân tạo đang loại bỏ bớt sự nặng nhọc ra khỏi công việc chứ không phải là thay thế con người. Ảnh: Shutter Stock

Nắm trong tay công nghệ Codex, để kiểm tra hiệu quả thực tiễn của chính công trình được anh tạo ra, Smith liền lấy tình huống mà các lập trình viên thường gặp phải khi được phỏng vấn tuyển việc cho các chức danh kiếm tiền béo bở ở những công ty lớn tại Thung lũng Silicon như Google và Facebook. 

Câu trả lời là, những thách thức về mã hóa mà các lập trình viên phải điên đầu tìm cách vượt qua trước yêu cầu của nhà tuyển dụng đã được đứa con tinh thần của anh dễ dàng hóa giải. Smith nhận ra rằng các kỹ năng của nó vượt xa khả năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn, thậm chí nó còn có thể dịch chéo giữa các loại ngôn ngữ lập trình. Anh kết luận, Codex dường như là một công nghệ sẽ sớm thay thế con người.

Tuy nhiên, càng đi sâu triển khai loại kỹ thuật số mới này, Tom Smith càng nhanh chóng thở phào trước mối băn khoăn của riêng anh theo lương tâm nghề nghiệp “liệu Codex có là mối đe dọa khiến giới lập trình viên chuyên nghiệp như anh lo bị thất nghiệp hay không?”. Câu trả lời là “không”, vì trên thực tế, Codex chẳng khác gì một công cụ thúc đẩy năng suất con người, gần như được ví là một gia sư tư, giúp khai sáng nhập môn công nghệ cho dân mới vào nghề và khiến tác vụ của giới lập trình chuyên nghiệp thêm dễ dàng hơn.

Theo chuyên gia lập trình Tom Smith, Codex có thể tạo mã máy tính ngay lập tức từ một yêu cầu bằng tiếng Anh đơn giản. Ảnh: The New York Times

Theo chuyên gia lập trình Tom Smith, Codex có thể tạo mã máy tính ngay lập tức từ một yêu cầu bằng tiếng Anh đơn giản. Ảnh: The New York Times

Codex, ý tưởng của Tom Smith, được xây dựng và hoàn thiện bởi OpenAI, một trong những phòng nghiên cứu tham vọng nhất thế giới, là công cụ cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái của trí tuệ nhân tạo. Nó nằm trong một loạt các A.I. công nghệ đã được cải thiện với những bước tiến nhảy vọt suốt thập kỷ qua, không phải để thay thế con người mà là hỗ trợ họ. Nhờ sự gia tăng nhanh chóng của một hệ thống toán học được gọi là mạng nơ-ron, những cỗ máy ảo như Codex giờ đây có thể học các kỹ năng nhất định bằng cách phân tích một lượng lớn dữ liệu để học cách nhận ra một đối tượng đặc biệt.

Diễn giải một cách cụ thể theo từng tình huống, Codex có thể là công nghệ nhận dạng các lệnh được người dùng nói vào iPhone, dịch thuật chéo giữa các ngôn ngữ có trên các dịch vụ như Skype, hoặc xác định người đi bộ và biển báo ngoài đường khi ô tô tự lái đang chạy trên đường.

Còn lùi lại giai đoạn khởi đầu, khoảng bốn năm trước, Codex được manh nha hình thành khi nhóm nghiên cứu của Smith tại phòng thí nghiệm OpenAI bắt đầu thiết kế mạng nơ-ron nhắm mục đích phân tích một lượng lớn văn xuôi, bao gồm hàng nghìn cuốn sách kỹ thuật số, các bài báo trên Wikipedia và tất cả các loại văn bản khác được đưa lên Internet.

Cũng như nhiều công cụ A.I ngày nay, Codex vẫn thường mắc lỗi bởi nó không thể suy luận như một con người bằng xương bằng thịt. Ảnh: Shutter Stock

Cũng như nhiều công cụ A.I ngày nay, Codex vẫn thường mắc lỗi bởi nó không thể suy luận như một con người bằng xương bằng thịt. Ảnh: Shutter Stock

Bằng cách xác định từng mẫu trong kho văn bản ấy, hệ thống mạng đã học được cách dự đoán từ ngữ tiếp theo trong một trình tự câu. Khi ai đó gõ một keyword, Codex có thể hoàn thành toàn bộ nội dung một đoạn văn theo sắp xếp của nó. Theo cách này, một hệ thống sáng tạo có tên là GPT-3 của OpenAI có thể viết các bài đăng, câu phát biểu, tin tức, thậm chí cả thơ trên tài khoản Twitter của chính nó đăng ký tạo ra. Thế nên, một khi đã sáng tạo được văn chương thì chẳng có gì khó hiểu nếu thấy Codex tự viết được các chương trình máy tính với các nguồn mã.

Mặc dù tạo và dịch được các chương trình bằng 12 ngôn ngữ máy tính với những kỹ năng rất ấn tượng, Codex vẫn thường mắc lỗi bởi nó không thể suy luận như một con người bằng xương bằng thịt. Hệ thống có thể nhận ra hoặc bắt chước những gì đã thấy trong quá khứ, nhưng nó không đủ nhanh nhẹn để tự “nghĩ ngợi và phân tích”. Đó là chưa kể đôi khi chương trình do Codex tạo ra lại không chạy, hoặc có hoạt động nhưng chứa các lỗi bảo mật.

Nói cách khác, Codex chỉ thực sự hữu ích đối với một lập trình viên có kinh nghiệm vì nó giúp thực hiện công việc hàng ngày của họ rất nhanh trong việc tìm ý tưởng mới và khai thác hướng triển khai từ những dòng mã ban đầu. Đối với những ai mới học lập trình, Codex đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ra các chương trình đơn giản từ những mô tả ngắn gọn bằng tiếng Anh, hay giải thích mã phức tạp bằng tiếng Anh một cách đơn giản.

Thử nghiệm Codex đã thuyết phục Tom Smith rằng, hệ thống đã nâng cao cách mọi người làm việc với máy tính. Ảnh: The New York Times

Thử nghiệm Codex đã thuyết phục Tom Smith rằng, hệ thống đã nâng cao cách mọi người làm việc với máy tính. Ảnh: The New York Times

Ở Thụy Điển, Codex đang được biến thành một công cụ giảng dạy. Còn tại Luân Đôn, công nghệ này góp tay xác định nhanh chóng hình dạng của các protein trong cơ thể con người, đây là một quá trình quan trọng trong việc thiết kế các loại thuốc và vaccine mới.

Riêng lĩnh vực lưu trữ ảnh của báo chí và thư viện, Codex hỗ trợ tái tạo lại các hình ảnh bị lãng quên, tự động viết chú thích và nội dung thẻ rồi chia sẻ ảnh cho các ấn phẩm và doanh nghiệp khác. Bởi nó có khả năng sàng lọc một kho lưu trữ ảnh khổng lồ nhanh hơn con người, xác định chớp nhoáng các tấm ảnh hữu ích và thu hút độc giả. Thế nhưng, Codex vẫn cần đến một nhà lưu trữ dày dạn kinh nghiệm, do khả năng tìm ra cho được những bức ảnh đẹp nhất, quan trọng nhất và gắn thẻ đúng cách nhất, nó vẫn không hoàn hảo như con người. Có chăng là hệ thống này đang gánh bớt sự cực nhọc giùm con người mà thôi!

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
2 ngày
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm