Thứ sáu, 28/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Trong đại dịch, chỉ công nghệ là toàn thắng

Hải Ngư
- 13:30, 27/08/2021

(DNTO) - Khi thế giới quay cuồng vì dịch, Thung lũng Silicon cung cấp các công cụ giúp cuộc sống và công việc trở nên khả thi. Giờ đây, các Big Tech đang ngập trong đống tiền với canh cánh một câu hỏi: Ý nghĩa của việc giành chiến thắng ấy là gì giữa bối cảnh tất cả các thứ khác đều thua thiệt?

Vào tháng 4 năm 2020, với 2.000 người Mỹ chết mỗi ngày vì Covid-19, Jeff Bezos, Giám đốc Điều hành của Amazon và là người giàu nhất thế giới, tuyên bố sẽ hy sinh lợi nhuận tài chính để tập trung vào con người, bao gồm cả lợi ích của khách hàng lẫn sự an toàn của nhân viên.

Đại dịch vừa là cơn cuồng phong cuốn phăng thành quả kinh doanh của nhiều ngành nghề, lại vừa là cơn lốc đẩy các công ty công nghệ vút lên cao. Ảnh: The New York Times

Đại dịch vừa là cơn cuồng phong cuốn phăng thành quả kinh doanh của nhiều ngành nghề, lại vừa là cơn lốc đẩy các công ty công nghệ vút lên cao. Ảnh: The New York Times

Thế mà chỉ sau đó ba tháng, công ty có trụ sở tại Seattle này đã công bố kết quả lợi nhuận kinh doanh kỷ lục trong quý, không phải là số không như Bezos dự đoán mà là... 5,8 tỷ đô la. Nghĩa là trong đại dịch, Big Tech này muốn thua cũng không thua được. Nhiều ông lớn công nghệ khác cũng thế!

Rồi đến bây giờ, ngay cả khi 609.000 người Mỹ đã chết, biến thể Delta tăng mạnh, khi những công ty kinh doanh nhiều ngành nghề khác phá sản đạt mức cao nhất trong thập kỷ, khi nhà hàng, hãng hàng không, phòng tập thể dục, hội nghị, bảo tàng, cửa hàng bách hóa, khách sạn, rạp chiếu phim, công viên giải trí đóng cửa và hàng triệu công nhân viên rơi vào cảnh thất nghiệp... ngành công nghệ vẫn cứ phát triển mạnh!

Định giá thị trường chứng khoán kết hợp của Apple, Alphabet, Nvidia, Tesla, Microsoft, Amazon và Facebook đã tăng khoảng 70%, lên hơn 10 nghìn tỷ USD. Tính theo quy mô thì con số ấy gần bằng toàn bộ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vào năm 2002. Chỉ riêng khoản tiền mặt có trong kho của Apple cũng đủ chia cho mỗi công dân Hoa Kỳ 600 USD.

Thung lũng Silicon, đại bản doanh thế giới của các công ty khởi nghiệp công nghệ, chưa bao giờ chứng kiến nhiều chiến lợi phẩm được thu về đến như vậy. Forbes ước tính hiện có 365 tỷ phú hưởng vận may đến từ công nghệ, tăng 124 người so với trước khi virus corona mới hoành hành.

Trong đại dịch, Amazon muốn thua cũng không thua được! Ảnh: Getty Images

Trong đại dịch, Amazon muốn thua cũng không thua được! Ảnh: Getty Images

Chính Silicon Valley đã tạo ra những công cụ giúp cả người Mỹ lẫn nền kinh tế Hoa Kỳ sống sót sau đại dịch. Điển hình, nhờ Amazon, nền kinh tế tiêu dùng đã chuyển từ địa phương sang quốc tế. Mọi người từ khắp thế giới nay đang nhận đồ chơi ghép hình, máy lọc không khí hay nhiệt kế kỹ thuật số do ông lớn thương mại trực tuyến này phân phối, chứ không phải một hai vùng dân bản địa nào đó.

Công nghệ đã chiến thắng theo cách không ai dự đoán được. Chưa từng có một ngành công nghiệp nào có sức mạnh như vậy đối với cuộc sống con người. Nó chi phối cách chúng ta giao tiếp, mua sắm, tìm hiểu về thế giới, giải trí và vui chơi. Với đại dịch, vận may đã thực sự khác nhau. Nó vừa là cơn cuồng phong cuốn phăng thành quả kinh doanh của nhiều ngành nghề, lại vừa là cơn lốc đẩy các công ty công nghệ vút lên cao trên bảng phong thần thị trường tài chính.

Chẳng hạn, khi hàng chục triệu người bị tình trạng giãn cách phong tỏa vì dịch kìm chân tại nhà, tự nhiên các công ty tạo điều kiện cho cuộc sống ảo lại được hưởng lợi. Sự chiến thắng trên thị trường chứng khoán của ứng dụng hội nghị truyền hình Zoom là một bằng chứng. Công ty chủ quản của công nghệ này xem thành quả ấy có một nửa do may mắn vì rơi vào đúng thời điểm, một nửa đến từ chiến thuật và chiến lược khi công ty nắm bắt kịp cơ hội chỉ có một lần trong đời.

Ngay cả Airbnb – một thị trường cộng đồng chủ quản ứng dụng đặt và cho thuê phòng, căn hộ - những tưởng sẽ bị tổn thất thu nhập khi du lịch bị đóng băng do tình trạng phong tỏa vì dịch, thế mà vẫn phất lên như thường. Cụ thể là giá cổ phiếu của nó đã tăng gấp đôi vào ngày đầu tiên giao dịch, mang lại cho công ty giá trị 100 tỷ USD.

May mắn vì rơi vào đúng thời điểm và nắm bắt kịp cơ hội là lý do thành công của nhiều công ty công nghệ trong mùa dịch. Ảnh: The New York Times

May mắn vì rơi vào đúng thời điểm và nắm bắt kịp cơ hội là lý do thành công của nhiều công ty công nghệ trong mùa dịch. Ảnh: The New York Times

Thung lũng Silicon sẽ làm gì với quyền lực này? Ai và thế lực nào có thể hạn chế được công nghệ? Giàu có và sở hữu sức mạnh kiểm soát thường có xu hướng tạo ra thói kiêu ngạo hơn là tính khiêm tốn. Khi các loại thuật toán và trí tuệ nhân tạo sắp xếp được từng người vào từng nhóm mục tiêu tiếp thị, tất chúng cũng dư sức nhận thức được tiềm năng lạm dụng khách hàng của mình, nhất là khi chúng tạo ra lợi nhuận khủng.

Mối đe dọa lớn nhất và có lẽ là duy nhất đối với các Big Tech hiện nay là từ các chính phủ, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc lẫn châu Âu. Cơ quan công quyền Mỹ gần đây đã nhận ra sức mạnh vượt biên giới của các công ty công nghệ của chính đất nước, nên đã thấy cần ban hành một loạt các dự luật nhằm khống chế và giảm bớt quyền lực thống trị của nhóm này.

Khác hẳn với vài năm trước, giờ đây đã xuất hiện những dấu hiệu chống lại công nghệ. Bang Ohio kiện Google. Teamsters, một trong những liên đoàn lao động lớn nhất Hoa Kỳ, vừa thông qua nghị quyết sẽ cung cấp tất cả các nguồn lực cần thiết để bảo vệ quyền và an toàn sức lao động cho công nhân tại Amazon. Bang Washington cũng đã đâm đơn kiện chuyện Facebook độc quyền.

Ai và thế lực nào có thể hạn chế được quyền lực của công nghệ? Ảnh: The New York Times

Ai và thế lực nào có thể hạn chế được quyền lực của công nghệ? Ảnh: The New York Times

Các nhóm nghiên cứu của nhà nước đã bắt đầu xúc tiến điều tra xem liệu các công ty công nghệ có đang chiếm tầm quan trọng của các công ty tài chính, và liệu nền kinh tế có quá phụ thuộc vào chúng hay không. Vụ SolarWinds bị nghi để tin tặc Nga xâm nhập ảnh hưởng xấu đến các công ty khách hàng nằm trong danh sách Fortune 500 và các cơ quan liên bang đã trở thành một trong những vụ vi phạm tồi tệ nhất được ghi nhận.

Đối với nhiều chính quyền, chính sự thống trị của công nghệ đã khiến rủi ro cho an toàn và kinh tế đất nước trở thành đáng lo hơn bao giờ hết. Điểm lại đã xảy ra nhiều sự cố, như những vụ đánh sập tại Công ty bảo mật Cloudflare vào tháng 7/2020, tại Amazon vào tháng 11, tại nhà cung ứng điện toán đám mây Fastly và tại mạng phân phối nội dung Akamai nữa.

Tin khác

Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
23 giờ
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
3 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
3 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
1 tháng
Xem thêm