Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia: Không có chuyện điện sạch mà giá rẻ, phải tăng dần giá điện

Huyền Trang
- 16:16, 20/08/2024

(DNTO) - Theo chuyên gia, chi phí đầu vào sản xuất điện như than, khí, dầu, tỷ giá... đã thay đổi theo thị trường nhưng giá điện từ năm 2014 đến nay chưa thay đổi, khiến sản xuất kinh doanh điện gặp khó khăn. Chưa kể các loại điện tái tạo không đang hướng tới không phải nguồn điện giá rẻ do đầu tư lớn.

Giá điện đang gánh nhiều mục tiêu bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát... nhưng lại chưa tính toán tách bạch giữa các nhiệm vụ. Ảnh: T.L.

Giá điện đang gánh nhiều mục tiêu bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát... nhưng lại chưa tính toán tách bạch giữa các nhiệm vụ. Ảnh: T.L.

Bất cập lớn về giá điện

Tại Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" hôm 20/8, chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đã đánh giá đang có những bất cập lớn về giá điện. 

Bất cập đầu tiên và bao trùm là giá điện chưa theo cơ chế thị trường. Cụ thể, toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất điện như than, khí, dầu, tỷ giá… đã theo thị trường thế giới. Nhưng giá đầu ra lại có lúc thì điều chỉnh quá lâu, có lúc không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí. Việc này gây lỗ cho ngành điện khoảng 47.500 tỷ đồng giai đoạn 2022 – 2023. Đây là khó khăn lớn cho việc cải thiện dòng tiền của ngành điện để đầu tư, phát triển nguồn và lưới.

Cơ chế bù chéo giá điện (bậc cao bù cho bậc thấp, bù chéo giữa giá điện sinh hoạt trong sản xuất, bù chéo giữa các vùng miền) kéo dài và lộ trình xử lý không rõ ràng. Ví dụ chi phí cung ứng điện ra đảo là 7.000-8.000 đồng, nhưng chúng ta vẫn đang bán giá đồng nhất trên toàn quốc là khoảng 2.200 đồng.

Trong khi đó giá điện hiện nay chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội. Ví dụ đối với người thu nhập thấp, người nghèo thì có thể hỗ trợ trực tiếp bằng tiền điện. Nhưng trong biểu giá điện vẫn tính giá bán điện cho người thu nhập thấp bằng 92-95% so với giá bán lẻ bình quân.

Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia khác, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, chuyên gia kinh tế năng lượng nhấn mạnh việc đầu tiên là phải tính đúng, tính đủ trong chi phí mà hộ tiêu thụ gây ra cho hệ thống điện. Việc cung cấp điện cho hộ sản xuất, cho hộ sinh hoạt có khác biệt gì và từ khác biệt đó dẫn tới cơ cấu giá khác biệt thế nào.

Mặc dù khẳng định giá điện ở nước nào cũng có sự điều tiết của Chính phủ, không thể 100% theo thị trường, nhưng ông Hồi cho biết, các nước trên thế giới thường xây dựng cơ cấu biểu giá điện đều mang 2 thành phần: một là chi phí công suất hay giá công suất (giá thuê bao); hai là chi phí điện năng, tức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. 

Việt Nam hiện đang tính theo giá bán lẻ điện bình quân, ông Hồi cho rằng có hạn chế nhưng mấu chốt vẫn là vấn đề điều hành giá. Cơ cấu biểu giá điện từ năm 2014 với mong muốn phát triển sản xuất nên để giá điện sản xuất thấp, khi muốn cân bằng tài chính cho EVN thì buộc phải đẩy giá điện kinh doanh lên. Nhưng giá điện đã ổn định quá lâu nên nếu ngay lập tức xóa bù chéo thì chắc chắn sẽ gây sốc cho nền kinh tế. Tuy vậy, bắt buộc phải điều tiết dần, ưu tiên cho sản xuất dần giảm đi và trả đúng vai trò của hộ sản xuất.

“Nguồn năng lượng cơ sở gồm điện than, điện khí hiện vẫn rất quan trọng. Trong xu hướng giá nhiên liệu đầu vào tăng như hiện nay, tôi cho rằng giá thành cung cấp điện chắc chắn sẽ tăng. Vấn đề địa chính trị như thế này không thể kỳ vọng giá đầu vào ngay lập tức xuống được, thậm chí nó sẽ ở mức dao động mới cao hơn. Phải chấp nhận điều đó. 

Thứ hai, chúng ta kỳ vọng Net Zero vào năm 2050, những nước khác cũng mong muốn điện sạch và tôi khẳng định, không có điện sạch giá rẻ. Điện mặt trời phát được 4 tiếng một ngày là tối đa, điện gió thì phập phù nên không thể nào nói những nguồn điện ấy sẽ có giá rẻ”, ông Hồi nhấn mạnh. 

Có thể xem xét điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần

Việc tính đúng, tính đủ giá điện và có cơ chế điều hành giá hợp lý sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh điện được đảm bảo, thúc đẩy phát triển nguồn và lưới điện. Ảnh: T.L.

Việc tính đúng, tính đủ giá điện và có cơ chế điều hành giá hợp lý sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh điện được đảm bảo, thúc đẩy phát triển nguồn và lưới điện. Ảnh: T.L.

Quốc hội hiện đang xem xét việc xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi). Tờ trình dự thảo Luật Điện lực sửa đổi của Bộ Công thương bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Ông Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết và phải có cải cách căn bản về giá. Đặc biệt, rào cản hiện nay vẫn còn đang xuất hiện nhiều chính là các thủ tục hành chính.

“Người ta đếm ra ở Luật Điện lực cũ có 17 thủ tục hành chính đối với đầu tư điện. Tất cả những rào cản hành chính như Nghị quyết 55 đã đề cập, kể cả về đầu tư, về giá,... phải xóa bỏ để hướng đến tính thị trường nhiều hơn”, ông Thỏa đề xuất. 

Để giảm giá điện, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đồng tình việc phải nghĩ đến các thể chế, chính sách khác có giúp cho việc sản xuất điện tiết kiệm hơn, ví dụ, quy trình, thủ tục đầu tư. 

“Theo tôi, phải rà soát luôn, nếu cải cách được cả quy trình đầu tư để phát triển một dự án điện. Nếu quy trình, thủ tục về tham gia bán buôn, bán lẻ điện… giảm đi thì rõ ràng sẽ tạo cơ hội để giảm giá”, ông Hiếu nói. 

Chuyên gia năng lượng Bùi Xuân Hồi kiến nghị cần phải nghiên cứu đến hướng sớm sửa ngay Quyết định 28 song song với quá trình sửa đổi Luật Điện lực để có cơ cấu biểu giá phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là cơ chế điều hành giá.

“Khi người ta đã cố gắng giảm giá thành rồi, đã tính đúng rồi thì phải thừa nhận và điều hành theo đúng giá thành. Số liệu EVN đã kiểm toán và công bố năm 2023, giá thành cung cấp điện là 2.032 đồng cho 1 kWh nhưng giá bán bình quân hiện nay là 2.006 đồng/1 kWh. Giá bán đấy đương nhiên là giá bán điều tiết”, ông Hồi nói.

Vị này cho rằng những vấn đề về cơ cấu biểu giá và cơ chế điều hành giá nên luật hóa ở mức độ cao hơn, ví dụ như Nghị định của Chính phủ. 

“Xăng dầu chúng ta thậm chí 1 tuần điều chỉnh 1 lần. Chúng ta không làm được như thế với điện, thì từ quyết định của Thủ tướng trở thành nghị định của Chính phủ để 3 tháng chúng ta điều chỉnh 1 lần, "đến hẹn lại lên" chúng ta điều chỉnh được không? Như thế, tôi cho rằng ngành sẽ dần dần ổn định và đảm bảo được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra một cách hợp lý nhất”, ông Hồi đề xuất.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ giúp áp lực đè nén 2-3 năm qua được giải toả.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì gói, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch…, để cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Văn Hồi, cho biết vụ việc Mái ấm Hoa Hồng ở Quận 12, TP.HCM bước đầu được xác định là vụ bạo lực, bạo hành trẻ em, đồng thời liên quan đến yếu tố lợi dụng việc từ thiện nhân đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; khai thác dư địa chính sách tài khoá, nghiên cứu huy động thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trải qua gần 80 năm, với 15 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã không ngừng đổi mới một cách sâu sắc về tổ chức và hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp to lớn và quan trọng vào những thành tựu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết Việt Nam là cửa ngõ ASEAN nên hưởng lợi khi thị trường xuất khẩu toàn cầu được sắp xếp lại. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào chính sách tiền tệ ổn định của Việt Nam trong bối cảnh VND phục hồi do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/9 tại TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam Lưu Thị Thanh Mẫu cùng các ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên UBTƯ Hội và các doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân Việt Nam đã tiếp và làm việc với Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ quốc tế Osaka, Nhật Bản (JCI Osaka).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia, là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thành phố miền Trung Việt Nam chỉ mất 11 tháng để xây dựng và hoàn thiện cơ chế đặc thù liên quan đến ngành vi mạch bán dẫn. Đây là khoảng thời gian ấn tượng đối với các nhà làm chính sách.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chương trình năm nay sẽ giúp người tham gia được học hỏi và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các đại biểu quốc hội cho rằng quy chuẩn phòng cháy chữa cháy đang quy định quá cao khiến doanh nghiệp rất sợ.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ gia hạn thời hạn giới thiệu, đề cử thương hiệu tham gia Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024 đến hết ngày 30/9/2024.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Narendra Modi đặt tham vọng đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu Ấn Độ không tăng số lượng lao động nữ, ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực.
3 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Làm sao để tạo được sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ từ trong nội bộ Hội, cùng chung tay đưa ra nhiều sáng kiến, đổi mới xây dựng hội vững mạnh, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà là vấn đề được các đại biểu trao đổi thảo luận tại Hội nghị UBTƯ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VII, khoá VII
3 tuần
Xem thêm