Thứ hai, 19/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam: Doanh nghiệp Việt hoạt động theo lối mòn, thích làm cái dễ

Văn Cương
- 07:00, 06/03/2022

(DNTO) - Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ ra rằng, với quan niệm Trung Quốc là thị trường dễ tính, khi thị trường này thay đổi là doanh nghiệp trở tay không kịp. Doanh nghiệp Việt chưa có tầm nhìn chiến lược. Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính nữa, các tiêu chuẩn chất lượng đã thay đổi nhiều.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoạt động theo lối mòn. Ảnh: T.L

Các chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoạt động theo lối mòn. Ảnh: T.L

Trao đổi về nguyên nhân ùn ứ nông sản tại cửa khẩu, ông Nguyễn Thanh Bình, cho rằng: "Dù có nhiều giải pháp nhưng kết quả cuối cùng không được như mong muốn. Vậy chúng ta đã nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ chưa?".

Ông Bình chỉ ra nguyên nhân: Vẫn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoạt động theo lối mòn, thích làm cái dễ, thích xuất khẩu tiểu ngạch.

"Với quan niệm Trung Quốc là thị trường dễ tính, khi thị trường này thay đổi là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trở tay không kịp. Doanh nghiệp chưa có tầm nhìn chiến lược. Bởi thị trường Trung Quốc không còn dễ tính nữa. Người ta thay đổi lâu rồi, các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã thay đổi nhiều", ông Bình nói.

Ông Bình chia sẻ thêm: "Trước đây, chúng tôi có công ty xuất khẩu tinh bột hoa sang Trung Quốc. Việc xuất khẩu này mười mấy năm vẫn diễn ra bình thường. Đến năm 2010-2012, Chính phủ Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn mới, bạn hàng cũng yêu cầu chúng tôi phải thay đổi công nghệ mới có thể đáp ứng xuất khẩu được".

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

"Tôi cũng không rõ đã có bao nhiêu doanh nghiệp đăng ký được theo hai lệnh này, nếu không kịp đăng ký thì sau này mất nhiều thời gian", ông Bình bày tỏ và cho biết thêm: Về việc giúp đỡ các doanh nghiệp, thì Hiệp hội có những biện pháp cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nhận rõ vị trí hiện tại.

Theo đó, việc xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc phải cấp mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói cũng phải được cấp mã số… được thông tin rõ. Nếu doanh nghiệp không làm thì không đưa hàng sang thị trường Trung Quốc được.

"Cuối năm 2021, chúng tôi đã có sự nhất trí cao từ các doanh nghiệp hàng đầu của Hiệp hội để liên kết, hỗ trợ nhau để nhân lên sức mạnh. Cùng với đó, Hiệp hội Làm vườn và Hội nông sản sạch TP.HCM cũng tạo những liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng", ông Bình nói.

Về vấn đề chuyển đổi sang phương thức chính ngạch, ông Nguyễn Thanh Bình, bày tỏ băn khoăn và cho rằng đây là vấn đề lớn và cần thời gian dài mới có thể làm được.

Theo ông, mỗi phương thức hoạt động, mỗi phương thức kinh doanh tiểu ngạch, chính ngạch có đối tượng riêng.

"Nếu chúng ta bỏ tiểu ngạch, chuyển hết tiểu ngạch sang chính ngạch sẽ là một vấn đề. Chính ngạch có khách hàng của chính ngạch, có vị trí, địa điểm nhận hàng, phương thức thanh toán rồi các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường chính ngạch rất khó khăn", ông Bình nói.

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương hỗ trợ tích cực, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường, với khách hàng.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải năng động, tìm kiếm những thông tin thị trường, trong đó có quy định cụ thể đối với từng loại thị trường để có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Trung Quốc đã chuyển từ thị trường dễ tính sang khó tính từ lâu rồi. Họ đã thông báo cho mình, chứ không phải đột ngột. Doanh nghiệp là người dẫn dắt nông dân sản xuất, bởi doanh nghiệp mua như thế nào thì người dân sản xuất như thế đó.

Doanh nghiệp thấy thị trường Trung Quốc đã trở thành thị trường khó tính. Tầng lớp trung lưu nhiều, nhu cầu nông sản không như ngày xưa nữa thì chính doanh nghiệp sẽ dẫn dắt người nông dân sản xuất. Ở đây có câu chuyện doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang "dễ dãi với chính mình".

Đối với doanh nghiệp, có thể chấp nhận ùn ứ một chuyến hàng này ở cửa khẩu, nhưng đến chuyến sau lại có lãi và lấy lại được, dù điều này cũng khó khăn chứ không dễ dàng gì. Nhưng đối với bà con nông dân, không bán được hàng là gần như mất trắng. Bởi bà con chỉ có bấy nhiêu đó thôi.

Bộ trưởng Hoan cho rằng, chúng ta cần có giải pháp căn cơ, từ gốc, làm chủ được câu chuyện thị trường, hạn chế thấp nhất rủi ro… Và việc thực hiện các giải pháp này phải kiên trì.

Một số giải pháp cần thực hiện như phải tổ chức lại ngành hàng, tổ chức lại từ khâu sản xuất đến thị trường thông qua hệ thống hạ tầng logistics. Cùng với đó là việc tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại hệ sinh ngành hàng, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa từng loại thị trường như thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thị trường trong nước.

Sắp tới Bộ NN&PTNT dự thảo đề án về xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam bên Trung Quốc.

Bộ NN&PTNT cũng xây dựng Đề án riêng cho thị trường EU. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn với 27 quốc gia. Chúng ta phải đi riêng từng nhóm thị trường.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Xem thêm