Chủ nhật, 02/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' - Một kỳ tích lịch sử

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 10:43, 15/12/2022

(DNTO) - Với ý chí quật cường, dũng cảm, trong 12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc đã đánh bại bọn “giặc trời”, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52. Đây được coi là một kỳ tích vô cùng hiển hách, là bản hùng ca có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, chuẩn bị phương án đánh B-52 năm 1972.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân, chuẩn bị phương án đánh B-52 năm 1972.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” – chiến thắng của tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, chiến thắng của ý chí sắt đá độc lập dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến thắng khẳng định lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” trở thành hiện thực.

Nhớ lại những ngày cuối tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã huy động gần 200 máy bay B-52, gần 50 máy bay F111 và hơn 1.000 máy bay tiêm kích mở cuộc tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng và một số mục tiêu ở miền Bắc. Đây là cuộc không kích quy mô lớn chưa từng thấy với sự tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh, gây ra những thảm họa nhân đạo thảm khốc đối với Hà Nội và một số địa phương khác. Với ý chí quật cường, dũng cảm, hiệp đồng chiến đấu hết sức chặt chẽ, hiệu quả trong 12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc đã đánh bại bọn “giặc trời”, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52. Việc bắn tan xác những máy bay được gọi là “thần sấm”, “con ma”, “thanh bảo kiếm”, “giặc nhà trời” và đặc biệt là máy bay chiến lược B-52 được coi là bất khả xâm phạm thời đó, là một kỳ tích vô cùng hiển hách, mãi mãi là bản hùng ca có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc và mang tầm thời đại. Kỳ tích lịch sử của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” thể hiện rõ nét trên các nội dung chính yếu như sau:

Người dân Thủ đô chăm chú theo dõi tin chiến thắng qua báo chí hàng ngày và các bảng thông tin, trong những ngày Mỹ đánh phá ác liệt cuối tháng 12/1972.

Người dân Thủ đô chăm chú theo dõi tin chiến thắng qua báo chí hàng ngày và các bảng thông tin, trong những ngày Mỹ đánh phá ác liệt cuối tháng 12/1972.

Thứ nhất, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tô đậm thêm những trang vàng lịch sử dân tộc và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, ông cha ta vừa mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vừa kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chiến thắng những đế quốc hung hãn, bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc. Lịch sử còn ghi danh tướng vĩ đại Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống cùng bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử nước ta với bài thơ “Nam quốc sơn hà”: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành địa phận tại sách trời; Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm; Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Trong Thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi khẳng định đanh thép: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; Núi sông bờ cõi đã chia; Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Thái sư Trần Quang Khải để lại muôn đời công trạng hiển hách cùng những câu thơ nổi tiếng: “Chương Dương cướp giáo giặc; Hàm Tử bắt quân thù; Thái bình nên gắng sức; Non nước ấy ngàn thu”. Chống giặc Thanh, Quang Trung - Nguyễn Huệ chiêu dụ: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Các Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu “Treo mình tử thủ giữ thành” trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Rồi lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những chiến sĩ cảm tử quân của Trung đoàn bảo vệ Thủ đô mùa đông 1946 mãi là những tiếng vọng hào hùng hồn thiêng sông núi.

Những trang sử vàng oanh liệt của ông cha ta đã dày và rất đáng tự hào đều là những chiến công hiển hách trên mặt đất. Còn chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lại là chiến thắng lũ giặc hùng mạnh bậc nhất trên trời. Vậy nên nếu chúng ta đã có chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thì chiến thắng của Hà Nội và một số địa phương ở miền Bắc trước cuộc không kích quy mô nhất, điên cuồng nhất của Đế quốc Mỹ phải là sự tích hào hùng của “12 ngày đêm làm rung chuyển thế giới”.

Tự vệ Nhà máy Dệt kim Đông Xuân ra sức luyện tập kỹ thuật - đơn vị đã góp phần cùng quân và dân Thủ đô bắn rơi 5 máy bay Mỹ trong ngày 16/4/1972.

Tự vệ Nhà máy Dệt kim Đông Xuân ra sức luyện tập kỹ thuật - đơn vị đã góp phần cùng quân và dân Thủ đô bắn rơi 5 máy bay Mỹ trong ngày 16/4/1972.

Thứ hai, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam ngời sáng trong cuộc chiến đấu sinh tử với “lũ giặc trời”.

Thời gian là đá thử vàng. Hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ là giai đoạn đặc biệt của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thời gian đất nước ta phải vượt qua những thách thức to lớn, có lúc hiểm nguy. Nhưng mỗi lần vượt qua những thách thức là mỗi lần dân tộc Việt Nam lại dựng những mốc son lịch sử bằng những thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch 12 ngày đêm với không lực Mỹ trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972 là sự kiện hào hùng được kết tinh bởi bản lĩnh kiên cường của quân dân ta và sáng ngời trí tuệ của Đảng ta. Với tầm nhìn chiến lược “biết mình, biết người” của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi ra sức đẩy mạnh chi viện mọi điều kiện cho chiến trường miền Nam, hậu phương miền Bắc không chỉ trụ vững trước nhiều cuộc mưa bom, bão đạn của địch, vẫn chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng chống lại cuộc chiến tranh tổng lực trên không của Mỹ. Với nhãn quan chiến lược nhạy bén, ngay từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định và chỉ đạo: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian suy nghĩ chuẩn bị…Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. [1]

Tình hình đúng là như vậy và chính vì thế, việc chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng, tổ chức lực lượng, thế trận chiến đấu được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kiên quyết và khẩn trương thực hiện. Để giành và giữ thế chủ động trong cuộc đối đầu với không quân Mỹ, lực lượng chủ công là Quân chủng Phòng không – Không quân được bổ sung tăng cường các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên nghiệp kết hợp với lực lượng tại chỗ là các đơn vị, tổ dân quân, tự vệ tại khu phố, phường, xã, quận, huyện, nhà máy, xí nghiệp… tổ chức thế trận hiệp đồng chiến đấu nhiều tầng, nhiều lớp sẵn sàng đánh địch. Với sự chuẩn bị chu đáo, bố trí lực lượng khoa học, hợp lý, lưới lửa của lực lượng ba thế quân và thế trận phòng không nhân dân “thiên la địa võng” tạo thành sức mạnh tổng hợp bách chiến, bách thắng. Việc bố trí lực lượng và thế trận, khả năng phối hợp nhiều thứ quân, nhiều lực lượng tầng tầng lớp lớp trong quá trình chiến đấu và bảo đảm chiến đấu đã chứng tỏ sức mạnh và hiệu quả.

Cuộc chiến đấu vô cùng cam go ác liệt với “giặc trời” Mỹ trong 12 ngày đêm với thắng lợi vang dội được gọi là “Điện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sự lãnh đạo tài tình của Đảng với sự sáng tạo, trí thông minh và bản lĩnh con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Với sự nhạy bén học hỏi, vận dụng sáng tạo khoa học công nghệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ đánh lớn” và thắng địch bằng “Mưu, kế, thế, thời”, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kết chiến lược bằng không quân của Mỹ, máy bay tiêm kích MiG bé nhỏ bắn rơi B-52, tên lửa SAM2 và cả súng trường bắn rơi “con ma”, “thần sấm”.

Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, là quân đội anh hùng vì nhân dân mà ra, trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là biểu hiện sinh động của ý chí quật cường và nghị lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới.

Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972.

Động cơ máy bay B52.D Mỹ sử dụng ném bom thủ đô Hà Nội bị Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 bắn rơi tại khu vực hồ Hữu Tiệp, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, 27/12/1972.

Thứ ba, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tạo tiền đề quan trọng cho việc đập tan chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Chúng ta nhớ lại bối cảnh trước cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà đế quốc Mỹ cay cú nhưng lại huênh hoang tuyên bố “đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Bởi vì đã mấy năm bắn phá tàn ác ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhưng chúng ta vẫn đứng vững, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Ở miền Nam, quân và dân ta liên tục giành được thắng lợi lớn trên khắp các mặt trận. Diễn biến thuận lợi của ta trên chiến trường đã tác động trực tiếp đến bàn đàm phán bốn bên ở Pari, buộc chính quyền Mỹ chấp thuận thông qua dự thảo hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do ta soạn thảo. Tuy nhiên, sau khi trúng cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, chính quyền Nixon lật lọng đòi sửa đổi Hiệp định dẫn tới đàm phán bế tắc. Muốn thay đổi tình thế, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược này nhằm tàn phá và hủy diệt tại Hà Nội, Hải Phòng hòng gây tâm lý hoang mang, rối loạn xã hội, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của ta, ngăn chặn nguồn tiếp tế của hậu phương cho tiền tuyến. Với cuộc tập kích đó, Mỹ mong muốn làm lực lượng ta ở miền Nam suy yếu, bảo đảm cho quân đội và chính quyền Sài Gòn tăng cường lực lượng, tạo thế mạnh cho các giải pháp chính trị sau đó. Càng qua cuộc tập kích này, Mỹ muốn phô trương sức mạnh răn đe các nước đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Cuộc chiến đấu dũng cảm vô song của quân và dân ta bắn rơi tới 81 máy bay mỹ trong đó có 34 máy bay B-52 – con “át chủ bài” bất khả chiến bại của Không quân Mỹ là thắng lợi lẫy lừng. Nếu như chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là xung lực dẫn tới sự diệt vong của Chủ nghĩa Thực dân cũ, thì với “Điện Biên Phủ trên không”, ta đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và rút hết quân Mỹ cùng đội quân chư hầu về nước. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là bản anh hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam kiên cường, Thủ đô Hà Nội trở thành Thủ đô của lẽ phải, của lương tri và phẩm giá con người. Chiến thắng lịch sử hào hùng này “đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề quan trọng để quân và dân ta “đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là chiếc đinh định mệnh đánh vào quan tài chôn vùi chủ nghĩa thực dân kiểu mới, cổ vũ phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

[1] Hồ Chí Minh: Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr.203.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
15 năm phụng sự vì sức khỏe cộng đồng, Tập đoàn TH đã trở thành hình mẫu về kinh tế xanh khi ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất khép kín tân tiến nhất thế giới. Nữ tướng ngành sữa thừa nhận, "con đường Tập đoàn TH đang bước đi còn rất dài, nhưng đầy kiêu hãnh và ngọt ngào”.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
95 năm đã trôi qua kể từ ngày thành lập Đảng, Đảng của trí tuệ và niềm tin, kiên cường phấn đấu vì sự lớn mạnh không ngừng của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mùa xuân đang về trên đất nước ta. Vào thời khắc đầu Xuân, trong gió xuân nhè nhẹ thoang thoảng hương hoa, trong nắng mới xốn xang cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc, mỗi chúng ta lại dâng trào biết bao cảm xúc.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Trên thực tế, mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo hiện chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, vì vậy nhằm tạo đà cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, đòi hỏi ngành công nghiệp tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, đem về giá trị gia tăng cao hơn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ tinh dầu được chưng cất bởi hoa sen, Senvita đã kết hợp công nghệ Pháp nghiên cứu thành công và cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mỹ phẩm như nước hoa, son môi, mặt nạ dưỡng da, dầu gội… Đầu tư khoa học công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị cây sen, thực hiện ước mơ đưa sen quê nhà đi khắp năm châu là điều anh Trương Thành Sơn - nhà sáng lập Senvita, mong mỏi.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Hành trình 8 năm của AT Group gắn liền với nấm trùng thảo đã từng bước chinh phục thị trường, trở thành một trong những doanh nghiệp cung cấp nấm trùng thảo hàng đầu Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược dựa trên xu hướng chung của thế giới, Ban lãnh đạo AT Group đang bắt tay vào tái định vị thương hiệu với hình ảnh mới mẻ, trẻ trung và năng động hơn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nam diễn viên Vũ Đằng sẽ sánh đôi cùng “nàng Kiều' Trình Mỹ Duyên trong bộ phim phát sóng vào ngày mùng Một Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Bộ phim với nhiều tình tiết thú vị, cùng không gian sông nước miền Tây hứa hẹn mang đến nhiều cảm xúc tích cực cho khán giả.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia liên tục tăng trưởng qua nhiều năm giúp ta khẳng định vị thế trên trường quốc tế, là điểm nhấn thu hút FDI, du lịch, công nghệ cao….
1 tuần
Chuyển đổi số
Ngày 15/1, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI, với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Năm 2024, giá trị Việt Nam trong 158 tỷ USD của ngành công nghiệp công nghệ số là 32%. Chúng ta đặt mục tiêu giá trị Việt Nam sẽ đạt trên 50% vào năm 2030. Đây là mục tiêu rất cao nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy gia công.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Mặc dù xuất nhập khẩu năm qua cán đích gần 800 tỷ USD nhưng chưa thực sự bền vững do vẫn phụ thuộc nhiều vào khối FDI. Khi các doanh nghiệp nội địa chiếm thế thượng phong, lúc đó những thành quả xuất nhập khẩu mới vững chắc.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng ngày 10/1, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) tổ chức khai trương Trung tâm Thương mại SATRA Võ Văn Kiệt (Centre Mall Võ Văn Kiệt) tại 1466 đường Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP.HCM.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 8/1, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan vụ việc trên mạng xã hội lan truyền thông tin "lãnh đạo Ngân hàng ACB đánh bạc hàng chục triệu USD", người phát ngôn Bộ Công an cho biết hiện Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của cả hai bên.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn...
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng 2 con số là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế xanh phát triển. Muốn vậy cần có cơ chế để tạo thuận lợi cho dòng vốn xanh.
3 tuần
Xem thêm