Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Môi trường thuận lợi cho công tác đối ngoại của Việt Nam

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 09:18, 29/11/2022

(DNTO) - Trong suốt hành trình lịch sử 92 năm qua, Đảng ta luôn kết hợp một cách nhuần nhuyễn những nhiệm vụ đối nội, phát triển đất nước với phục vụ đối ngoại. Những thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thuận lợi và là điều kiện, tiền đề vững chắc cho công tác đối ngoại.

 

ttxvndoingoaidang12701

Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045. “Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1].

Về hoạt động đối ngoại, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[2].

Empty

Trong suốt hành trình lịch sử 92 năm qua, Đảng ta luôn kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ đối nội, phát triển đất nước với phục vụ đối ngoại. Những thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thuận lợi và là điều kiện, tiền đề vững chắc cho công tác đối ngoại, đó là:

Thứ nhất, ngọn cờ chỉ lối cho mọi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, trong đó có công tác đối ngoại là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu nhất quán của Đảng và nhân dân ta là đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua. Trong gần một thế kỷ đấu tranh, lao động, sáng tạo, Đảng và nhân dân ta đã từng bước nhận thức đầy đủ hơn, hình dung rõ ràng hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta thực hiện những mục tiêu và lý tưởng đó trong bối cảnh phải gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là phải tiến hành các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với những hậu quả để lại hết sức nặng nề; là những khó khăn nhiều mặt trong thời gian dài do chính sách bao vây, cấm vận của các nước đế quốc. Đã vậy, hệ thống xã hội chủ nghĩa bước vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Mặc dù vậy, Đảng ta đã sáng suốt đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khởi xướng đường lối đổi mới đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mở cửa đất nước hội nhập quốc tế.

Thứ hai, thành tựu 36 năm đổi mới đất nước là cốt lõi bên trong nước để chúng ta thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại.

Qua 36 năm đổi mới, “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng , là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước”[3].

Nhìn lại những nét chính yếu của hành trình đổi mới, chúng ta thấy rõ nhận định của Đại hội XIII là hoàn toàn chuẩn xác. Đổi mới tư duy đã khắc phục được những nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, từng bước hình thành những quan niệm mới về mục tiêu, bước đi và cách thức phát triển đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng của một nước có thu nhập thấp; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kế, ổn định chính trị - xã hội được bảo đảm, định hướng xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được đẩy lên.

Chính đổi mới đã đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi phải nhập lương thực, nay trở thành nước xuất khẩu gạo thuộc nhóm nước hàng đầu thế giới. Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và đổi thay từ nông thôn tới thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Cũng chưa bao giờ phong cách sống và làm việc của mọi gia đình và mọi người dân lại có những nét mới mẻ, tươi tắn như hôm nay. Đổi mới đã giúp chúng ta vừa kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp đã đạt được trước đây, vừa có cách nghĩ khác trước, nghe khác trước, nhìn khác trước, làm khác trước, phù hợp với tình hình đang phát triển. Đổi mới đã đem đến tầm vóc mới cho đất nước, tiếp sức cho đôi chân chúng ta đi những bước dài trên con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, Đảng ta đã xác định rõ, đúng đắn mục tiêu nhiệm vụ, phương châm và định hướng công tác đối ngoại.

Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức ngày càng sâu sắc đi tới xác định mục tiêu tối thượng của chính sách đối ngoại là lợi ích quốc gia – dân tộc; xác định rõ hơn vai trò của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhận rõ hơn quan hệ giữa giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa với mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, sự cần thiết phải tăng cường nội lực để công tác đối ngoại có hiệu quả hơn. Việc đảm bảo lợi ích quốc gia – dân tộc không tách rời các giá trị tiến bộ, nhân văn của nhân loại. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là triển khai công tác đối ngoại để phục vụ đối nội, mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu.

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm và định hướng lớn đối với công tác đối ngoại là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi nhận rõ hợp tác và phát triển là xu thế và thay cho đối đầu là hợp tác, đã thấy rõ hợp tác đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, đồng thời đấu tranh, cạnh tranh theo lẽ phải để hợp tác tốt hơn và không dẫn đến đối đầu. Để thực hiện điều đó, trước những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp hiện nay trên thế giới, đòi hỏi phải có chính sách đối ngoại mềm dẻo cùng với phương thức khéo léo để vừa bảo vệ bằng được lợi ích quốc gia, vừa gìn giữ hòa bình.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ ở Đại lễ đường Nhân dân hôm 31/10/2022.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ ở Đại lễ đường Nhân dân hôm 31/10/2022.

Thứ tư, thực tiễn thực hiện đường lối đối ngoại đạt được những thành tựu lớn, tích lũy được những kinh nghiệm quý báu.

Thực hiện đường lối đối ngoại vì hòa bình, hợp tác và phát triển, trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, thiết lập quan hệ ổn định, lâu dài với các nước, tạo lập được môi trường hòa bình, tranh thủ yếu tố thuận lợi của môi trường quốc tế để phát triển. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, tiếp tục từng bước đưa quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định hơn. Đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước. Nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và có trách nhiệm vào đời sống chính trị khu vực và thế giới, phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng ASEAN. Cùng với việc tăng cường ngoại giao nhà nước, quan hệ đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân được mở rộng, đã nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.

Có thể khẳng định thành công của việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong hơn 36 năm đổi mới là góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần xây dựng môi trường quốc tế hòa bình, độc lập, hợp tác, phát triển và tin cậy lẫn nhau; tạo nguồn lực quan trọng từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đã đóng góp đầy trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Empty

Thứ năm, sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân.

Đây là động lực mang tính quyết định đối với sự nghiệp đổi mới và với công tác đối ngoại. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của Đảng ta và của nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới là sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân nên khi Đảng ta phát động nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành động lực to lớn, thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thành tựu của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước của chúng ta sáng tỏ như ban ngày, không một thế lực đen tối nào có thể che phủ được. Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 343 tỷ USD, trong Top 40 nền kinh tế lớn của thế giới và đứng thứ 4 trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 3.500 USD. Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.

Nhận xét về đất nước Việt Nam hiện nay, tờ báo cánh tả People World của Mỹ ngày 25/1/2021 cho rằng: “Sở dĩ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thu hút sự chú ý của quốc tế vì Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế và ngoại giao”. Báo The Straits, ngày 22/2/2021 khẳng định: “Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế đã gia tăng trong những năm gần dây. Trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, Việt Nam đã dẫn dắt tổ chức khu vực này vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Covid-19 và giúp kinh tế toàn khu vực (RCEP) vượt qua vạch đích để ký được hiệp định. Việt Nam cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021”. Đài truyền hình KBS bình luận: “Việt Nam sau một thời gian lao khổ, hôm nay đứng dậy sáng lòa cùng nhân loại. Việt Nam ngẩng cao đầu, tự hào hòa đồng và đi lên cùng nhân loại”.

Rõ ràng toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện đường đối đối ngoại của chúng ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú và hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công tác đối ngoại phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân, đã và dang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu to lớn hơn nữa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả, trọng đại: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

 ---

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, Tr.112

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, Tr.162

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, Tr. 103-104

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
22 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
3 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
6 ngày
Xem thêm