Thứ năm, 17/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chỉ số PMI Việt Nam giảm còn 50,8 điểm trong tháng 11 do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

Bạch Dương
- 14:27, 02/12/2024

(DNTO) - Ngày 2/12, theo báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của S&P Global công bố trong tháng 11 ngành sản xuất Việt Nam đạt 50,8 điểm, giảm nhẹ từ 51,2 điểm của tháng 10. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại do chịu ảnh hưởng từ sự yếu kém của hoạt động xuất khẩu.

 

Ngành sản xuất Việt Nam đạt mức 50,8 điểm trong tháng 11, giảm nhẹ so với tháng 10. Ảnh: TL.

Ngành sản xuất Việt Nam đạt mức 50,8 điểm trong tháng 11, giảm nhẹ so với tháng 10. Ảnh: TL.

Tăng trưởng sản xuất chững lại

Cụ thể, trong tháng 11, sự yếu kém của thị trường quốc tế đã kéo giảm động lực tăng trưởng. Số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2023, phản ánh sự chững lại của nhu cầu quốc tế. Áp lực kiểm soát chi phí khiến một số công ty tiếp tục kéo giảm số lượng nhân viên trong tháng 11, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc hoàn thành kịp thời các đơn hàng khiến lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ 6 liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng là chậm nhất kể từ tháng 6.  

Nỗ lực của các công ty nhằm kiểm soát chi phí đã giúp giá đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 11. Ở những nơi giá đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm và đồng tiền yếu. Tương tự như vậy, giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ trong tháng 11, và tốc độ tăng giá hầu như ngang bằng với tháng trước.  

Bên cạnh đó, các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục gây áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp thời gian giao hàng bị kéo dài, với mức độ nghiêm trọng hơn tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu là do gián đoạn vận tải và khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu.   

Trong khi đó, các công ty đã giảm hoạt động mua hàng lần thứ hai trong 3 tháng qua, sau khi tăng nhẹ trong tháng 10. Việc giảm mua hàng hóa đầu vào và các vấn đề của khâu giao hàng nguyên vật liệu khiến tồn kho hàng mua giảm trở lại với tốc độ đáng kể. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm khi hàng trong kho được dùng để đáp ứng các yêu cầu đơn đặt hàng. Mức giảm mạnh lần này là đáng kể nhất kể từ tháng 7.   

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, niềm tin kinh doanh đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, và mức giảm là thấp nhất kể từ tháng 1. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, với các kỳ vọng liên quan đến kế hoạch ra mắt sản phẩm mới và mở rộng kinh doanh sẽ mạnh lên, từ đó giúp các công ty tự tin tăng công suất.

 

Những nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng, tăng cường năng lực sản xuất và khai thác tốt thị trường nội địa sẽ là chìa khóa để ngành sản xuất Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Ảnh: TL.

Những nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng, tăng cường năng lực sản xuất và khai thác tốt thị trường nội địa sẽ là chìa khóa để ngành sản xuất Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Ảnh: TL.

Kích tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất

Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng trong nước đang phục hồi, nhưng chưa cao. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ trong các quý vừa qua cũng phản ánh điều này.

Tại một Diễn đàn mới đây, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, đã đến lúc phải khai thác được thị trường nội địa. Đây là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực của nền kinh tế.

"Có 4 yếu tố tổng cầu rất quan trọng của nền kinh tế gồm tiêu dùng của các hộ gia đình; đầu tư của doanh nghiệp; chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu ròng. Vì vậy, khi Chính phủ nói kích cầu qua chi tiêu đầu tư công thì phải lan tỏa ra nền kinh tế", vị chuyên gia nói.

Phân tích cụ thể, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chính sách công, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, khi đi vào các chính sách phải gắn cụ thể với bối cảnh của nền kinh tế. Nhìn lại những năm trước đây kích cầu phải gắn với nhập khẩu nhiều do chuỗi cung ứng nội địa hóa chưa cao nên chưa lan tỏa ra nền kinh tế. Điều đó có nghĩa, các động lực cần phải gắn kết với nhau, đầu tư công phải có "số nhân tài khóa".

Chi tiêu tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60-65% GDP, trong đó chi tiêu hộ gia đình khoảng 50-55% GDP. Với dân số 100 triệu dân và 20 triệu người trung lưu tạo ra sức cầu rất lớn, đến năm 2026 có thể tăng thêm khoảng 4 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu. 

Đặc biệt, xuất khẩu còn gắn với doanh nghiệp nước ngoài (FDI) khi chiếm tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Giá trị tăng thêm, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI chuyển về nước nên chưa tạo ra nền kinh tế và lan tỏa nhiều cho nền kinh tế. Do đó, chỉ số PMI có tốc độ chậm lại cho thấy cần có những giải pháp quyết liệt hơn để giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và khắc phục các thách thức nội tại.

"Những nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng, tăng cường năng lực sản xuất và đặc biệt là cần khai thác tốt thị trường nội địa sẽ là chìa khóa để ngành sản xuất Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai", vị chuyên gia nhận định. 

Bà Đinh Thị Thúy Phương , Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) chia sẻ, thời gian qua trong số các giải pháp kích cầu, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đã có tác động lớn nhất, vì không chỉ có độ phủ tới tất cả người tiêu dùng, mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh qua đó tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân tăng chi tiêu.  

Ngoài ra, việc cải cách các chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới cũng là điểm nhấn, đóng góp động lực tăng trưởng cho dịch vụ và tiêu dùng trong nước tốt hơn, đảm bảo cho sự tăng trưởng. 

"Cần chú trọng phát triển hệ thống phân phối và tiêu dùng nội địa. Nếu không nắm được hệ thống phân phối trong nước sẽ mất nền sản xuất trong nước. Bản thân nhà phân phối của Việt Nam phải chủ động giữ sân nhà, vì thông qua hệ thống phân phối đó hàng Việt mới có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận", bà Phương cho hay. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
2 tuần
Xem thêm