Thứ hai, 19/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cần mạnh dạn cắt bỏ những quy định cản trở giải ngân vốn đầu tư công

Nhóm PV
- 16:50, 24/07/2021

(DNTO) - Đại biểu Lê Tiến Châu đề xuất cần mạnh dạn cắt bỏ những quy định cản trở giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó, tính toán việc đối ứng vốn, nhất là thu hút vốn từ tư nhân.

Sáng 24/7, thảo luận tại tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tác động lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế, nhưng công tác tài chính, ngân sách vẫn có nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện, góp phần tích cực ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020.

Gói gọn dưới 5.000 dự án, không dàn trải vốn đầu tư công

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM cho biết, nếu sử dụng tốt vốn đầu tư công sẽ tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho quốc gia. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững phải gắn với an sinh xã hội. Qua theo dõi, năm 2016 giải ngân được hơn 88,27% nhưng đến năm 2018 chỉ giải ngân được có 71,69%. Tuy nhiên, khi Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công, tránh kéo dài thời gian của dự án, gây lãng phí, đi liền với đó là gắn trách nhiệm người đứng đầu nên đến năm 2020 đã giải ngân được hơn 96%.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM

Nhìn những tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tới, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, khâu giải phóng mặt bằng là vô cùng vất vả nên công tác tuyên truyền phải gắn liền với thông tin để người dân đồng thuận, nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là giá đất và đền bù khiến người dân không đồng thuận gây ra bức xúc xã hội.

Đại biểu đoàn TP.HCM cho rằng, vấn đề thủ tục đấu thầu cũng cần được quan tâm, các đại biểu chuyên trách cần dành thời gian nhiều hơn cho việc rà soát các thể chế, làm việc với các sở, ngành xem vướng ở đâu để cùng giải quyết, điều chỉnh. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để việc giải ngân vốn đầu tư công được hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Huy, đoàn Thái Bình cho rằng, Chính phủ vẫn cần lưu ý các biện pháp để tháo gỡ vướng mắc gây nghẽn mạch công tác giải ngân, đó là trong công tác bồi thường, thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, do xung đột về lợi ích, đơn giá bồi thường chưa sát với thực tế.

Bên cạnh đó, sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành cũng là nguyên nhân kìm hãm đối với hoạt động đầu tư công, đầu tư xây dựng, khiến đầu tư công không bảo đảm tiến độ, kế hoạch, mục tiêu đề ra…

Giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu đánh giá, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã có nhiều điểm mới, đó là gói gọn dự án (dưới 5.000 dự án), không dàn trải, lấy nguồn vốn đầu tư công làm “vốn mồi” cho các nguồn lực xã hội khác cùng tham gia.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, đoàn Cà Mau (Ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, đoàn Cà Mau (Ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận, đoàn Cà Mau cho rằng, cần rà soát lại các dự án đã có trong danh mục đầu tư công, không bỏ sót các dự án chuyển tiếp khi trong thời gian qua có rất nhiều dự án kéo dài rất lâu.

“Trong khi nguồn lực của chúng ta có hạn mà có những dự án kéo dài 5-7 năm vẫn chưa khai thác được, làm lãng phí nguồn nhân lực rất lớn. Ví như ở Cà Mau có rất nhiều tuyến đường được khởi công cách đây 5-7 năm, đến giờ đã nham nhở rồi hay có những cây cầu xây dựng cách đây vài năm xong giờ không có nguồn lực cứ để như vậy. Cây cầu coi như có bắt nhịp rồi nhưng han rỉ hết và chưa sử dụng được”, đại biểu đoàn Cà Mau nêu ý kiến.

Giải ngân chậm - câu chuyện biết rồi - khổ lắm - nói mãi

Đại biểu Lê Tiến Châu, đoàn Hậu Giang

Đại biểu Lê Tiến Châu, đoàn Hậu Giang

Theo đại biểu Lê Tiến Châu, đoàn Hậu Giang, việc giải ngân hiện nay vừa chậm, giao ngắt quãng, giao nhiều lần, giao nhiều dự án, tiền thiếu nên công trình dở dang, đến khi bổ sung vốn thì đội tổng mức đầu tư, hậu quả vô cùng lớn.

“Giải ngân chậm là câu chuyện biết rồi- khổ lắm- nói mãi mà chưa có giải pháp khắc phục. Nguyên nhân thật ra ai cũng biết, vướng từ quy định pháp luật, trình tự rườm rà… có thể bỏ được nhưng ta không bỏ. Về tổ chức thực hiện, ngoài năng lực, thì vấn đề lợi ích như chọn nhà thầu yếu... Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cắt từ 11.000 dự án xuống còn dưới 5.000”, đại biểu đoàn Hậu Giang chia sẻ.

Đại biểu Lê Tiến Châu đề xuất cần mạnh dạn cắt bỏ những quy định cản trở giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó, tính toán việc đối ứng vốn, nhất là thu hút vốn từ tư nhân.

“Hiện vướng là do ta không tin nhau nên đặt ra nhiều quy định. Thêm nữa phải tính toán rất sát nguồn thu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để từ đó cân đối chi cho phù hợp, khả thi. Cần tính toán lại vốn doanh nghiệp bởi hình thức PPP rất hiệu quả, ta cần tính toán việc đối ứng”, đại biểu Lê Tiến Châu đề xuất./.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Xem thêm