Chủ nhật, 13/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài đưa nhiều kiến nghị cấp thiết tại Diễn đàn VBF

Huyền Trang
- 09:58, 19/03/2024

(DNTO) - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 

VBF là cơ chế đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Ảnh: HT.

VBF là cơ chế đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hóa môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Ảnh: HT.

Hiệp hội doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (BritCham)

Dự thảo Luật Dược và Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi đã có hướng tiếp cận tiến bộ, bao gồm việc công nhận kết quả thẩm định quốc tế để đẩy nhanh thủ tục đăng ký thuốc trong nước, và mở rộng phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế bao gồm khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm, cùng với nhiều sang kiến khác.

BritCham đề xuất việc tự động gia hạn hiệu lực giấy phép đăng ký lưu hành thuốc để tránh sự gián đoạn trong cung ứng thuốc, và việc cập nhật thường xuyên và định kỳ Danh mục thuốc được BHYT chi trả nhằm đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận với các loại thuốc mới.

Để thu hút thêm FDI và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học đời sống tại Việt Nam, cần đẩy nhanh tốc độ phê duyệt các nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam; quy định các biện pháp ưu đãi có ý nghĩa trong đăng ký thuốc và mua sắm thuốc đối với hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm trong nước; tạo môi trường thuận lợi với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, và đảm bảo đầy đủ các quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam cần xem xét các biện pháp khẩn cấp để theo kịp tốc độ tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh, bao gồm thêm miễn thị thực cho các thị trường mục tiêu chính, như Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Úc, New Zealand, Canada và Mỹ. Cần xem xét thị thực lưu trú dài hạn để nghỉ hưu và thị thực nghỉ hưu cho những người muốn nghỉ hưu ở Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham)

Dự thảo Nghị định có quy định về đăng ký chữ ký điện tử chuyên dùng là gánh nặng bất hợp lý đối với doanh nghiệp. Ví dụ, toàn bộ hệ thống thiết bị phải được đặt tại Việt Nam và phải có 12 nhân viên phụ trách hệ thống. Nhiều thành viên của AmCham hoạt động như các chi nhánh hoặc công ty con của công ty mẹ và sử dụng hệ thống toàn cầu chung. Các công ty này sẽ không thể tuân thủ các điều kiện trong Dự thảo Nghị định.

AmCham mong muốn hợp tác với Bộ Thông tin Và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng khác để phát triển khuôn khổ hiệu quả và sự công nhận pháp lý chính thức về chữ ký điện tử và chữ ký số nhằm giúp khắc phục những trở ngại cho các công ty.

AmCham khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên có các chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến và nới lỏng thủ tục hải quan và thanh toán. Đồng thời, đơn giản hóa các tài liệu mà ngân hàng, thẻ và ví điện tử yêu cầu để xử lý các giao dịch thanh toán thương mại điện tử có giá trị thấp, khối lượng lớn cho các công ty trong và ngoài nước.

AmCham khuyến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó thiết lập vai trò của các bên tham gia phù hợp với chức năng của họ. Công ty chứng khoán và ngân hàng cần tránh việc chuyển rủi ro thanh toán của thị trường chứng khoán sang hệ thống ngân hàng.

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)

Một lĩnh vực về môi trường nhận được sự đặc biệt quan tâm khác là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Theo quy định hiện nay, phí đóng góp tái chế áp dụng cho các nhà sản xuất vượt quá khả năng của hệ thống tái chế, có nguy cơ làm giá thành sản phẩm tăng cao hơn cho người tiêu dùng.

EuroCham đề xuất một giải pháp là thực hiện EPR theo từng giai đoạn, không áp dụng phạt trong 2 năm tính từ năm 2024, để ngăn chặn tình trạng quá tải trong thời gian các doanh nghiệp cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và môi trường.

Ngoài ra, tính minh bạch trong quản lý Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam là rất quan trọng, với việc công khai phân bổ cho tái chế và các công nghệ tiên tiến.

Trong lĩnh vực bất động sản, EuroCham đề nghị hướng dẫn rõ ràng về các điều khoản sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURC), điều này sẽ khuyến khích sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền vào bất động sản Việt Nam. Ngoài ra, để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, hiệp hội khuyến nghị nên đẩy nhanh việc phát hành LURC trong thực tế. Điều này cũng liên quan đến việc công bố “Danh sách dự án bị cấm sở hữu nước ngoài” sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Một lưu ý khác, chính sách thị thực của Việt Nam cần được chú ý. Cung cấp miễn thị thực cho tất cả các quốc gia thành viên EU, ban hành các loại thị thực đặc biệt trong các dịp hội nghị, triển lãm hoặc sự kiện thể thao và hợp lý hóa các thủ tục nhập cư nói chung sẽ thúc đẩy sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến hàng đầu cho du khách và nhà đầu tư, tối quan trọng trong hội nhập kinh tế toàn cầu. 

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài mong muốn Việt Nam tiếp tục rà soát, gỡ bỏ rào cản về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong đầu tư, kinh doanh. Ảnh: T.L

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài mong muốn Việt Nam tiếp tục rà soát, gỡ bỏ rào cản về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong đầu tư, kinh doanh. Ảnh: T.L

Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham)

Về quy định thuế tối thiểu toàn cầu chính thức được áp dụng từ năm 2024, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản của Việt Nam là 20%, tuy nhiên thuế suất có hiệu lực thực tế đối với các tập đoàn lớn có sự chênh lệch trong khoảng 5-10%, do đó nếu doanh nghiệp phải nộp khoản thuế đối với mức chênh lệch này thì hiệu quả miễn giảm thuế hiện tại sẽ bị mất đi.

Nội dung dự thảo Nghị định được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai lấy ý kiến từ ngày 19/12/2023 bao gồm kế hoạch thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư nhằm thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và các nội dung về ưu đãi hỗ trợ, phạm vi và phương pháp hỗ trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mức hỗ trợ chưa rõ ràng nên chưa đủ để thu hút sự quan tâm và đồng tình từ các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, theo nội dung của dự thảo Nghị định này, đối tượng hỗ trợ chỉ giới hạn ở quy mô vốn đầu tư từ 500 triệu USD trở lên, gây lo ngại về phần lớn doanh nghiệp nước ngoài không được hưởng ưu đãi. Nếu nhóm doanh nghiệp này bị ảnh hưởng hoạt động có thể kéo theo các doanh nghiệp cung ứng khác, gây ra trở ngại cho việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. KoCham đề nghị Chính phủ Việt Nam phân tích kỹ lưỡng để có biện pháp để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI)

Đề xuất Việt Nam sớm xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn thực hiện cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển điện lực, bao gồm quy định liên quan đến việc sử dụng vùng biển cho các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi quy mô lớn, nới lỏng điều kiện cho Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) trong các dự án năng lượng tái tạo và xem xét cơ chế định giá hiện tại đối với sản xuất điện sinh khối/điện rác.

Về Kiểm tra nhu cầu kinh tế, cần sớm ban hành quy định trong nước nhằm bãi bỏ và thay thế ENT để tuân thủ CPTPP.

Các thành viên liên kết của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 

Bao gồm các Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore, Australia, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Hồng Kông tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội.

Hiện có nhiều thông về một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn đang tìm hiểu IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam, các thành viên liên kết VBF khuyến nghị Chính phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình IPO của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng không phân biệt đối xử và minh bạch.

Liên quan đến Dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư, chúng tôi thấy rằng đối tượng ưu đãi trong Dự thảo còn quá hẹp. Với điều kiện về quy mô vốn hoặc doanh thu rất cao, dẫn đến chỉ có số lượng rất ít doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ cao có thể đạt được. Đối tượng của chính sách chưa bao gồm đầy đủ nhóm các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, hay các nhà đầu tư chiến lược theo yêu cầu của Nghị quyết số 110/2023/QH15.

Vì vậy, các thành viên liên kết VBF kiến nghị bổ sung đối tượng doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghệ cao. Nên xem xét nhà đầu tư là tập đoàn lớn, tức quy mô đầu tư ở Việt Nam từ 20.000 tỷ đồng hoặc từ 1 tỷ USD trở lên (thay vì xét theo từng doanh nghiệp hoặc từng dự án). Các doanh nghiệp/dự án trong các lĩnh vực sản xuất khác có tổng vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng hoặc từ 1 tỷ USD trở lên.

Tin khác

Hoạt động Hội
Sự kiện tiếp nối hành trình đối thoại chính sách cấp địa phương, quy tụ đông đảo doanh nhân, chuyên gia và nhà hoạch định nhằm kiến tạo giải pháp cho phát triển kinh tế tư nhân khu vực miền núi biên giới phía Bắc.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Tại trạm Thượng Hải của Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi tiếp tục chiến thắng thuyết phục vòng 'đấu đôi' với mashup Túy Âm và Lục Hải Vi Vương khi kết hợp với Kelou.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào sáng 11/7.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong thông báo về các mức thuế quan mới với một số quốc gia tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump,mức thuế đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil lên tới 50% và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Xem thêm