Các công nghệ nhận dạng giọng nói hữu ích cho sức khỏe đến đâu?
(DNTO) - Những công nghệ nhận dạng giọng nói ra đời trong vài năm gần đây, như trợ lý ảo Alexa của Amazon, liệu có phải là các viên đạn bạc hữu ích trong chăm sóc sức khỏe mà giới y học mong mỏi? Câu trả lời là vừa đúng vừa sai!
Microsoft vừa thông báo sẽ chi ra khoảng 16 tỷ USD để mua lại Nuance Communications, một công ty sở hữu phần mềm phiên âm giọng nói được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hai ông lớn công nghệ khác là Google và Amazon cũng có tham vọng tương tự, tức muốn sử dụng công nghệ AI, trong đó có các chương trình nhận dạng giọng nói như Google Assistant hay Alexa để nỗ lực xác định các dấu hiệu ốm đau và bệnh tật.
Trong nhiều năm qua, các thày thuốc đã sử dụng phần mềm giọng nói của Nuance để ghi âm về bệnh trạng nạn nhân và chuyển chúng thành văn bản lưu hồ sơ y tế. Về lý thuyết, công đoạn này sẽ giải phóng các bác sĩ khỏi phải nhọc công làm các thủ tục giấy tờ, nhờ vậy dành được nhiều thời gian hơn cho việc điều trị những bệnh nhân.
Một ý tưởng khả thi là dùng micrô ghi lại đối thoại tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân về các chi tiết liên quan đến dữ liệu y tế mà không cần nhiều người tham gia. Từ kho cơ sở này, máy tính sẽ đủ thông minh để ra lệnh thực hiện bất kỳ xét nghiệm cần thiết nào đồng thời xử lý cả việc thanh toán hóa đơn.
Tiến sĩ Eric J. Topol, giáo sư y học phân tử tại Scripps Research và là tác giả của một số cuốn sách về công nghệ trong y học đánh giá, hệ thống nhận dạng giọng nói như Alexa là một trong những ứng dụng có hiệu quả nhất của trí tuệ nhân tạo về chăm sóc sức khỏe, ít nhất là phục vụ ngắn hạn.
Tại hệ thống bệnh viện Cedars-Sinai ở Nam California, hầu hết các phòng bệnh đều đã được trang bị thiết bị kích hoạt bằng giọng nói. Chúng chủ yếu được sử dụng cho các tương tác tương đối bình thường, chẳng hạn như một y tá dùng lời yêu cầu thiết bị cho bệnh nhân xem video về cách đề phòng một những cú ngã nguy hiểm. Bên cạnh đó, giới y tế cũng lạc quan về chuyện sử dụng công nghệ giọng nói để tự động hóa vài công việc hành chính như ủy quyền bảo hiểm các phương pháp điều trị y tế và gửi tin nhắn văn bản phù hợp cho bệnh nhân.
Riêng ở đất nước cờ hoa, công nghệ kể trên vẫn chưa được xem hoàn toàn là viên đạn bạc giải quyết vấn đề lớn như sức khỏe cư dân. Thứ nhất, cái lợi giảm thiểu chi phí y tế nhờ A.I chưa được chứng minh rõ ràng. Thứ đến, loại công nghệ này bị chi phối bởi chính sách chống độc quyền của chính phủ nhắm tới Microsoft, nên chưa chắc nó phát huy tối đa tác dụng, đó là chưa tính đến tình trạng khan hiếm chip bán dẫn hiện nay.
Cuối cùng là sự phân hóa đang nổ ra khi nhiều nhóm người dùng bản địa đã tranh luận gay gắt về việc thay đổi các thuật ngữ máy tính mà các phần mềm nhận dạng giọng nói sẽ sử dụng...