Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Tài chính: 'Tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các gói kích cầu kinh tế và tài khóa có hiệu quả'

Hồng Gấm
- 15:31, 06/01/2022

(DNTO) - "Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các gói kích cầu kinh tế và tài khóa có hiệu quả để tạo động lực mới góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời sửa đổi, các luật thuế để chống xói mòn nguồn thu...", đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Ảnh: TL.

Thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Ảnh: TL.

Thu ngân sách nhà nước bội thu gần 220.000 tỷ đồng 

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, sáng nay 6/1, đại diện Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% (vượt 219.900 tỷ đồng) dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Trong đó, chủ yếu tăng thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu tiền sử dụng đất; thu thuế, phí nội địa từ hoạt động sản xuất – kinh doanh (vượt 14,5% dự toán, tăng 11,3% so với thực hiện năm 2020); tỷ lệ động viên vào ngân sách đạt 18,6% GDP (vượt mục tiêu 15,5% GDP).

Thu ngân sách Trung ương ước đạt 106,7% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt 128,2% dự toán.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra: Chi ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Đến ngày 31/12/2021, ngân sách nhà nước đã quyết định chi 45.100 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 và 28.900 tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tổng cộng là 74.000 tỷ đồng.

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm hơn năm trước, ước đến hết 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 77,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (năm 2020 đạt 82,66%)

Cùng với đó, năm 2021, Bộ Tài chính tăng cường quản lý giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát; giá cả thị trường được giữ ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2021 chỉ tăng 1,84%, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021.

Về phát triển thị trường chứng khoán, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Đến hết ngày 31/12/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với cuối năm 2020, quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng (trên 92% GDP ước thực hiện năm 2021), tăng 46% so với cuối năm 2020.

Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tốt, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt 214,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; tổng tài sản đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 23,86%; đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,24%.

Nghiên cứu, thiết kế các gói kích cầu kinh tế và tài khóa có hiệu quả

Bộ Tài chính đặt nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 2022 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Bộ Tài chính đặt nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 2022 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Năm 2022, Bộ Tài chính dự toán thu 1.411,7 nghìn tỷ đồng; trong đó thu nội địa chiếm 83,35%; thu dầu thô chiếm 2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 14,1%; thu viện trợ chiếm 0,55%. Chi ngân sách nhà nước dự toán năm 2022 là 1.784,6 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước là 4% GDP...

Để hiện thực hóa mục tiêu trong trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Bộ Tài chính đã đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2022.

Cụ thể, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biến của dịch Covid-19, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2022 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19. Quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách, nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi ngưỡng, trần theo quy định.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh xây dựng chính phủ số. Phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; bảo đảm dự toán thu ngân sách nhà nước; Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, hiệu lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành Tài chính được giao trong năm 2022.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống gian lận xuất xứ hàng hóa có hiệu quả...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
2 tuần
Xem thêm