Blockchain đem lại sự đột phá trong ngành logistics và vận chuyển
(DNTO) - Blockchain mang đến nhiều sự thay đổi cho nhiều lĩnh vực, logistics cũng không ngoại lệ. Toàn cầu hóa ngày càng tăng đã tạo ra nhiều quy trình phân phối phức tạp, tạo ra những thách thức mới trong quản lý chuỗi cung ứng. Blockchain có thể là chìa khóa giúp giải quyết và nâng cao hiệu quả của những khó khăn đó.
Blockchain là một giải pháp đầy tiềm năng để trả lời các câu hỏi về hiệu quả vận hành cũng như mâu thuẫn trong hệ thống logistics. Đặc biệt là trong tình hình hiện tại, sự rối loạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa bởi dịch Covid-19... Những điều này đặt các nhà quản lý vào một vị thế mới, giải quyết những khó khăn mà hệ thống cung ứng toàn cầu đang gặp phải.
Tổng quan về ngành logistics
Logistics là các hoạt động liên quan tới việc cung cấp dịch vụ, các hoạt động liên quan tới vận tải giao nhận, kho, các thủ tục hành chính hải quan, xuất nhập khẩu, bàn giao hàng qua các kênh phân phối… Ngành Logistics mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực không chỉ cho nền kinh tế của quốc gia, mà còn tạo cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.
Những khó khăn mà hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp phải
Hiện tại, các công ty lớn trong ngành Logistics hiện còn phụ thuộc vào EDI hay APIS. Các công cụ này được sử dụng nhằm trao đổi các dữ liệu xác thực an toàn, tăng tính bảo mật của hoạt động trong ngành.
Nhưng phương thức hoạt động này lại là nguyên nhân gây nên nhiều sai sót, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng khi quá bị phụ thuộc vào các hệ thống này.
Một số sai sót điển hình trong các tổ chức ngành Logistics còn gặp phải như: Sai sót cũng như bị sai lệch về thông tin khi nhập liệu; Vấn đề về liên kết hệ thống, đồng bộ hóa dữ liệu hay kiểm soát các kho lưu trữ nhiều nơi; Những vấn đề liên quan đến việc quản lý, kiểm soát về thời gian giao hàng và chất lượng hàng hoá còn chưa được tối ưu hóa
Lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại cho ngành logistics
Lợi ích đầu tiên phải kể đến là Blockchain dùng để xác thực dữ liệu dễ dàng: Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận dữ liệu cho các bên liên quan, từ đó xây dựng được niềm tin vững chắc cho toàn mạng lưới.
Ngoài ra, Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển; theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển: Gợi ý cho "bài toán" chuỗi cung ứng bền vững, chuỗi cung ứng có trách nhiệm hay vấn nạn hàng giả với khả năng truy vết hàng hóa vượt trội.
Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa các phương tiện: Đẩy nhanh dòng chảy hàng hóa nhờ vào tính trực quan cao và năng lực dự báo tốt.
Đặc biệt, Blockchain Smart Contract giúp giảm chi phí, loại bỏ lỗi và các thủ tục trung gian: Cắt giảm được nhiều chi phí logistics thông qua các quy trình tinh gọn hơn, tự động hóa hơn, và tránh được các lỗi sai (không đáng có) do con người gây ra.
Ví dụ điển hình trong tình trạng thế giới dậy sóng vì dịch Covid-19
Việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 đã tạo ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về logistics. Bởi các nguồn cung vắc xin hạn chế và cần được bảo quản đúng như theo tiêu chuẩn chất lượng khá khắt khe.
IBM cũng đang khai thác sức mạnh của công nghệ Blockchain để cung cấp dữ liệu vaccine Covid-19 có thể kiểm chứng và các thẻ sức khỏe. Hệ thống phân phối dựa trên công nghệ blockchain của IBM nhằm mục đích tăng tốc độ, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Bằng cách sử dụng chuỗi khối IBM, các nhà phân phối có được khả năng hiển thị theo thời gian thực của quy trình, trong khi các nhà sản xuất có thể cải thiện việc quản lý thu hồi của họ.
IBM đang giải quyết một số vấn đề lớn nhất do đại dịch gây ra, bao gồm nhu cầu về chuỗi cung ứng minh bạch và dữ liệu sức khỏe kháng kiểm duyệt.
Điều này cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều sáng kiến chăm sóc sức khỏe sử dụng blockchain khác trên toàn thế giới. Có thể sẽ tạo nên một xu thế, thu hút nhiều sự quan tâm hơn đến việc áp dụng blockchain vào quản lý nguồn cung ứng.