Thứ ba, 07/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bài toán huy động 56 tỷ USD cho 14 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội

Huyền Trang
- 16:47, 25/07/2024

(DNTO) - 56 tỷ USD phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội là con số không nhỏ. Mặc dù địa phương được phép sử dụng 100% tiền thu từ giao thông công cộng (TOD) để tái đầu tư, nhưng theo chuyên gia, cần huy động đa dạng nhiều nguồn lực khác để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Các cơ chế thông thoáng trong việc tổ chức triển khai, huy động vốn sẽ giúp mạng lưới giao thông công cộng Hà Nội phát triển hiện đại. Ảnh: T.L.

Các cơ chế thông thoáng trong việc tổ chức triển khai, huy động vốn sẽ giúp mạng lưới giao thông công cộng Hà Nội phát triển hiện đại. Ảnh: T.L.

Theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung điều chỉnh (đã được Bộ Chính trị và Quốc hội cho ý kiến) đang hoàn tất thủ tục phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội sẽ có 14 tuyến, với khoảng gần 600km, tổng vốn đầu tư khoảng 56 tỷ USD.

Với nguồn vốn lớn như vậy, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có cơ chế “trong khu vực giao thông công cộng (TOD), thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư”, cùng các chính sách khác về huy động nguồn lực để đảm bảo tính khả thi của các dự án khi triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, trao đổi trong tọa đàm “Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá” hôm 25/7, Thạc sĩ Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho biết trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có tới 7-8 nhóm chính sách để huy động nguồn lực cho Thủ đô. Điều này góp phần khắc phục hạn chế về việc thiếu nguồn lực, điển hình như lĩnh vực giao thông, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khiêm tốn.

Tuy vậy, để huy động nguồn vốn lớn lên tới 56 tỷ USD phát triển mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị, ông Thành cho biết vẫn cần phải đa dạng các nguồn lực thực hiện. Các nguồn lực này bao gồm: ngân sách thành phố, vốn vay trái phiếu, nguồn thu quyền sử dụng đất, huy động từ phát triển đô thị theo định hướng TOD, ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Đặc biệt ưu tiên các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông của thành phố như sân bay, ga đường sắt quốc gia đầu mối, các khu đô thị tập trung dân cư...

Với Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội sẽ có quyền tự chủ điều chỉnh nhiều quy hoạch về hạ tầng đô thị, thay vì phải trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ, thường mất đến 12 tháng như trước đây. Ngoài ra là những cơ chế thông thoáng trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP... Đặc biệt, Luật đưa ra một khái niệm mới, quan trọng là “nhà đầu tư chiến lược”, trong đó ưu tiên thu hút nhà đầu tư vào một số lĩnh vực như đường sắt đô thị, giao thông thông minh, gắn với chuyển đổi số...

Luật đã đưa ra khái niệm phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); đồng thời dành nguyên 1 điều trong Luật để quy định các nội dung cơ bản về cách thức triển khai thực hiện, thẩm quyền cũng như các cơ chế chính sách thực hiện mô hình này trong thời gian tới. Theo ông Thành, điều này giống như “cởi trói” cho việc phát triển hệ thống giao thông công cộng đã được nhắc tới trong 10  năm qua nhưng còn tồn tại nhiều bất cập.

“Không có lý do gì các quốc gia khác làm được, chúng ta không làm được. Luật Thủ đô là “cơ hội vàng” để chúng ta sửa chữa, khắc phục những tồn tại, vướng mắc. Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã xây dựng trình HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết 07 là nghị quyết đặc thù về đầu tư xây dựng bến bãi đỗ xe, giao thông thông minh. Bên cạnh đó là một loạt cơ chế chính sách đang được xây dựng, trong đó có các chính sách về bến xe ngầm…Chúng tôi sẽ huy động toàn lực, lựa chọn những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và thực tiễn để đưa ra những cơ chế chính sách thật khả thi”, ông Thành nói.

Luật Thủ đô 2024 là cơ chế đặc thù giúp Hà Nội quyền tự chủ, tự quyết trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông. Ảnh: T.L.

Luật Thủ đô 2024 là cơ chế đặc thù giúp Hà Nội quyền tự chủ, tự quyết trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông. Ảnh: T.L.

Hiện nay, Hà Nội, TP.HCM và Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

Nhưng vị chuyên gia cũng lưu ý, trong quy hoạch xuyên suốt từ trước đến nay và sau này, phát triển giao thông hiện đại cũng như các lĩnh vực khác tại Thủ đô sẽ luôn gắn với bảo tồn.

Liên quan đến việc triển khai, áp dụng Luật Thủ đô năm 2024, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, cho biết rút kinh nghiệm Luật Thủ đô 2012 có quá nhiều chính sách chung chung, khó áp dụng, Luật Thủ đô lần này quy định rất cụ thể. Tuy vậy, vẫn cần phải nỗ lực thể chế hóa và tổ chức thực hiện để phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách vượt trội này.

“Chúng tôi đang thực hiện rà soát các văn bản của TP Hà Nội ban hành trước khi thi hành Luật Thủ đô 2024. Tất cả các sở, ngành phải rà soát, nếu chưa phù hợp phải điều chỉnh ngay hoặc ban hành mới. Chúng ta phải nhìn lại đoạn trước đây cái gì chưa tốt thì phải sửa, cái gì tốt rồi phải tiếp tục phát huy. Khi các văn bản đã được ban hành, trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục đánh giá. Khái niệm của ngành tư pháp là “theo dõi thi hành pháp luật”, tức là đánh giá các kết quả đạt được, các quy định đó có phù hợp hay không? Nếu chưa phù hợp, chúng ta phải đề xuất điều chỉnh ngay, nhất là các quy định chi tiết”, ông Công Anh nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Vượt qua nhiều thách thức, GDP năm 2024 tăng 7,09%, cao hơn nhiều so với dự báo của các tổ chức quốc tế, cùng với đó là hàng loạt chỉ tiêu khởi sắc khác là tiền đề quan trọng để "lấy đà" đón năm 2025 thuận lợi, khi cả nước đang hừng hực khí thế, tự tin, khát vọng chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo vị Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ sớm áp dụng các biện pháp tang thuế nhằm cân bằng cán cân thương mại, giảm thâm hụt với các nước đối tác như Ấn Độ, Trung Quốc, EU và cả Việt Nam.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Biến động kinh tế thế giới và chính sách bảo hộ thương mại từ các cường quốc có thể làm giảm đà tăng trưởng của Việt Nam. Thêm vào đó, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá vẫn có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu và sức mua của người tiêu dùng trong nước.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Những quyết định đột phá trong cải cách thể chế trong năm vừa qua sẽ giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Thủ đô 2024 cho phép khai thác 2 bên bờ sông Hồng để phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là cơ hội xây dựng, khai thác những công trình thương mại, dịch vụ phát triển những hoạt động kinh doanh phục vụ người dân và khách du lịch...
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%. Trong đó, ngành Công Thương đã có đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Gần ba thập niên tham gia ASEAN đánh dấu quá trình trưởng thành của Việt Nam trên “sân chơi” hội nhập và đối ngoại. Từ chỗ học hỏi, làm quen, Việt Nam đã nỗ lực trên tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” nhằm duy trì hòa bình và phát triển bền vững. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Việt Nam là nước gia công nên việc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu là chuyện bình thường. Tuy vậy, nên hướng tới việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.
2 tuần
Trung ương hội
Phát biểu tại phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029, sáng 18/12, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 13 nhà máy điện khí LNG được phê duyệt, hiện vẫn có 3 dự án chưa có nhà đầu tư. Các dự án còn lại cũng tồn tại những thách thức, khó khăn vướng mắc.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giải VnExpress Marathon Hải Phòng đã thu hút 10.000 người chạy, bao gồm các vận động viên chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế, cùng hàng ngàn người thân và bạn bè tham gia.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh có thể khiến hàng hóa Việt Nam bị thị trường bạn để ý nhiều hơn trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 7,06% và năm 2025 thậm chí cao hơn nếu giải quyết những khó khăn nội tại của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy đầu tư công.
3 tuần
Văn hoá - Xã hội
Sau 3 năm âm thầm dành nhiều tâm sức cho dự án phát hành Album B369, sản phẩm âm nhạc được anh kỳ công đầu tư suốt 3 năm qua, Trịnh Thăng Bình không khỏi xúc động khi nhìn thấy thành quả được khán giả và bạn bè đón nhận.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
Những lý do như xin chủ trương phê duyệt, giải phóng mặt bằng… đã được Quốc hội tháo gỡ bằng việc sử đổi nhiều bộ luật liên quan. Việc còn lại của giải ngân đầu tư công nằm ở chính những người thực hiện.
3 tuần
Xem thêm