Thứ ba, 30/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

20 năm Chương trình Bình ổn thị trường TP.HCM: Người dân được mua hàng với giá cả hợp lý

Kim Thanh
- 11:21, 22/10/2022

(DNTO) - Ra đời năm 2002, Chương trình Bình ổn thị trường luôn đảm bảo giá bán các mặt hàng thiết yếu thấp hơn thị trường từ 5-10%, ổn định giá, ưu tiên phát triển điểm bán và tổ chức bán hàng lưu động, thúc đẩy phát triển, minh bạch, lành mạnh thị trường tại TP.HCM.

Cùng với sự phát triển của thành phố, chương trình đã có 20 năm chăm lo đời sống người dân, giữ an sinh xã hội, giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.

Từ mục tiêu ban đầu là ổn định giá cả mùa tết, đến nay, chương trình đã trở thành công cụ điều tiết giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu thông qua điều tiết cung – cầu hàng hóa, giảm tối đa các biện pháp can thiệp hành chính lên giá bán.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM:

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: "Việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, không chỉ cho người dân thành phố mà cho tất cả người lao động nhập cư" - Ảnh: AD (VNECONOMY)

Chìa khóa tạo nên sự thành công lâu dài của chương trình chính là phát huy mọi nguồn lực xã hội tham gia, tập trung thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng hiện đại, năng suất cao; đảm bảo nguồn cung dồi dào, bền vững. Đồng thời phát triển nhanh hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả logistics, lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, giảm chênh lệch từ giá thành sản xuất và giá bán tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Thành phố bắt đầu triển khai Chương trình Bình ổn thị trường từ Tết Nhâm Ngọ 2002, với số vốn bình ổn 45 tỷ đồng, giao cho 2 doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Lương thực Thành phố thực hiện với cơ chế tạm ứng vốn trong vòng 3 tháng.

Rút kết từ thực tiễn thực hiện trong giai đoạn 2002-2005, chương trình xác định được 8 nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu để đưa vào bình ổn giá gồm: gạo – nếp, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, đường và rau củ quả.

Để đảm bảo nguồn hàng và giá cả, chương trình tiến đến hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, đầu tư, phát triển chăn nuôi, giết mổ gia cầm tập trung, quy mô lớn; xử lý kịp thời hiện tượng khan hàng, sốt giá.

Chương trình xác định được 8 nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu để đưa vào bình ổn giá.

Chương trình xác định được 8 nhóm mặt hàng thực phẩm thiết yếu để đưa vào bình ổn giá.

Đến giai đoạn 2010-2013, thành phố bắt đầu xã hội hóa một phần nguồn vốn triển khai thực hiện chương trình. Theo đó, doanh nghiệp chủ động một phần vốn thu mua, dự trữ hàng bình ổn thị trường; một số doanh nghiệp chủ động hoàn toàn nguồn vốn khi tham gia chương trình.

Năm 2014, thành phố đưa vào sử dụng biểu trưng (logo) Chương trình Bình ổn thị trường, qua đó thể hiện sự thống nhất về mục tiêu, ý nghĩa của tất cả các bên tham gia chương trình; từng bước hình thành hệ thống nhận diện thương hiệu của chương trình; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của sản phẩm, mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường, góp phần quảng bá hình ảnh, tạo sức lan tỏa; tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng nhận diện, phân biệt sản phẩm, điểm bán hàng bình ổn thị trường với các sản phẩm, điểm bán khác. Giai đoạn này, nhiều thành phần kinh tế đồng hành tham gia thực hiện bình ổn thị trường. Nguồn vốn thực hiện chương trình hoàn toàn xã hội hóa thông qua kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên; nhiều giải pháp ứng phó, dự trữ nguồn hàng, cân đối cung cầu, xử lý các tình huống thị trường liên tục phát sinh. Chương trình Bình ổn thị trường năm 2020 – Tết Tân Sửu 2021 trên địa bàn TP.HCM ứng phó khẩn cấp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mang lại hiệu quả thiết thực. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã chủ động, sáng tạo, kịp thời ứng phó tình hình mới, phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng rất cao, khẳng định được vai trò dẫn dắt thị trường; góp phần cùng thành phố giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc, duy trì các chuỗi cung ứng trong giai đoạn này.

Tổng mức bán lẻ của TP. Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc trung ương.

Tổng mức bán lẻ của TP. Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi cơ bản kiểm soát đại dịch Covid-19, thành phố từng bước khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Chương trình triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhóm giải pháp, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa, hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối, kiểm soát hiệu quả thị trường, xử lý, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng khan hàng, sốt giá như dịch cúm gia cầm năm 2003, sốt giá gạo năm 2008, sốt giá trứng gia cầm năm 2013, sốt giá đường năm 2014… Qua đó góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát; chỉ số CPI của thành phố thường xuyên ở mức thấp hơn bình quân cả nước.

Đến nay, chương trình đã hoàn toàn xã hội hóa, quy mô ngày càng lớn; từ nguồn vốn ngân sách 45 tỷ đồng, doanh thu chương trình đạt 344 tỷ đồng năm 2002; từ năm 2013, thành phố đã không còn ứng vốn ngân sách, doanh thu đã đạt 13.242 tỷ đồng; đến năm 2022 doanh thu của chương trình dự kiến đạt 22.355 tỷ đồng.

Tính chung giai đoạn 2012 – 2022, trong khi ngân sách nhà nước chỉ ứng vốn mồi 282 tỷ đồng năm 2012, tổng doanh thu Chương trình Bình ổn thị trường ước đạt 189.095 tỷ đồng; trong đó mặt hàng thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến là các nhóm hàng quan trọng, chiếm 18% đến 33% tổng doanh thu.

Tổng sản lượng hàng bình ổn thị trường ngày càng lớn, chiếm lĩnh thị phần cao, đủ sức điều tiết thị trường và sẵn sàng can thiệp, bổ sung nguồn cung khi có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Cụ thể, năm 2022, lượng hàng trứng gia cầm bình ổn thị trường chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%...

Công tác tạo nguồn hàng bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM gắn chặt với Chương trình Hợp tác Thương mại, kết nối cung – cầu với các tỉnh, thành lân cận để tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát trong lưu thông hàng hóa.

Từ năm 2012, Hội nghị Kết nối cung – cầu hàng hóa đã trở thành sự kiện thường niên, mỗi kỳ tổ chức thu hút bình quân hơn 40 địa phương tham gia; là nơi gặp gỡ giao thương giữa hệ thống phân phối, nhà tiêu thụ TP.HCM với nhiều nhà cung cấp có uy tín với nhiều sản phẩm chất lượng, sản phẩm làng nghề, sản phẩm của các hợp tác xã... Lũy kế đến nay, hội nghị đã kết nối thành công 4.347 hợp đồng, biên bản ghi nhớ với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 7.000 tỷ đồng/năm.

109C38EA-9D28-413F-9A07-5A5D71685E22

Qua 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình Bình ổn thị trường đã khẳng định được tính hiệu quả và hướng đến mục tiêu quan trọng nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn. Tại Hội thảo “20 năm bình ổn thị trường” diễn ra ngày 21/10, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: "Việc đảm bảo an sinh xã hội không chỉ cho người dân thành phố mà cho tất cả người lao động nhập cư".

Để người tiêu dùng nhiều nơi có thể sử dụng hàng hóa bình ổn dễ dàng với giá tốt và gia tăng tính hiệu quả của chương trình BOTT, bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM đề xuất tại hội thảo: “...phân luồng lại cho các kênh chợ truyền thống để chọn lọc, mở rộng thêm nhiều chợ đạt chuẩn tham gia vào kênh bán hàng bình ổn thị trường trong giai đoạn 2023-2032; cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ thông qua hệ thống phân phối của họ tiếp cận và tăng cường đưa sản phẩm BOTT đến các nhóm khách hàng chuyên nghiệp là nhà hàng, khách sạn, công ty"… 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
3 tuần
Xem thêm