Xu hướng biến đổi dân số châu Á mang đến nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển
(DNTO) - Tại châu Á, hiện tượng già hoá và thuyên giảm dân số tại một số cường quốc có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các nền kinh tế đang lên.
Những quốc gia ở Đông Bắc châu Á, trong đó bao gồm những nền kinh tế đứng đầu như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc thậm chí là cả Nga và Bắc Triều Tiên đều đang trải qua thời kỳ dân số già hoá nhanh chóng và bắt đầu thuyên giảm số lượng.
Trong năm 1999, các cường quốc trên thế giới đã có độ tuổi trung bình 40, với Nhật Bản là 40,4. Nhật Bản vẫn luôn là quốc gia có độ tuổi trung bình cao nhất thế giới, đạt 48,4 trong năm 2021.
Các nước lân cận Nhật Bản cũng trong tình cảnh tương tự.
Trái ngược, những quốc gia nghèo hơn lại có độ tuổi trung bình trẻ, như Ấn Độ, Indonesia, Phillipines và Việt Nam.
Hàn Quốc là một ví dụ điển hình của một cường quốc gặp rắc rối từ biến đổi dân số.
Sự khác biệt trong nhân khẩu học của các quốc gia châu Á tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ. Những cường quốc công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc đã dần đưa dây chuyền sản xuất của họ sang những quốc gia có dân số trẻ trung hơn.
Trong năm 2018, hơn một phần tư GDP của Việt Nam đã đến từ một hãng Hàn Quốc duy nhất: Samsung. Dĩ nhiên, đây là mối quan hệ hai chiều, các sản phẩm từ Việt Nam chiếm 30% doanh số của Samsung trên toàn cầu.
Các quốc gia có dân số trẻ ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương như Ấn Độ và Phillipines cũng là nguồn di cư lớn nhất thế giới.
Hàn Quốc là một ví dụ điển hình của một cường quốc gặp rắc rối từ biến đổi dân số.
Mặc cho sức tăng trưởng kinh tế như vũ bão, Hàn Quốc sẽ phải đối đầu với vấn đề thiếu hụt nhân sự khi dân số trong độ tuổi lao động bị co rút dữ dội. Kèm theo đó là thiếu thanh niên tham gia chế độ nghĩa vụ quân sự thường được theo đuổi gắt gao tại quốc gia này.
Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu một mức giảm 35% cho dân số ở độ tuổi lao động (20 - 64 tuổi) từ nay đến 2050, dựa theo dữ liệu sinh đẻ.
Con số này ở Đài Loan và Trung Quốc lần lượt là 28,6% và 20,6%. Đối với Trung Quốc, đó sẽ là sự thiếu hụt 186 triệu người trong độ tuổi này trong vòng 27 năm tới.
Du nhập cư là một trong các giải pháp cho vấn đề thiếu hụt dân số ở tuổi lao động. Một nhóm các nước trong vùng, bao gồm Úc, New Zealand và Singapore, đã lựa chọn du nhập cư để cân bằng với vấn đề tỷ lệ sinh đẻ thấp trong dân số bản địa và đã đạt được thành công đáng kể.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã thử nghiệm với việc nhận thêm nhiều lao động nhập cảnh nhưng vẫn chưa triển khai ở quy mô lớn hơn, chưa đủ để gây ảnh hưởng đến dân số.
Trong khi đó, Trung Quốc có dân số và diện tích quá lớn, du nhập cư sẽ không thể là một giải pháp cho vấn đề dân số.
Việt Nam lại là một đất nước trong vùng đã có thể giữ mức độ tăng trưởng dân số một cách ổn định mà không phải dựa vào nhập cư, nhờ có nhiều biện pháp nhân khẩu học.
Khả năng trung chuyển dân số từ vùng nông thôn hẻo lánh lên các vùng thành thị là một yếu tố thúc đẩy thị trường việc làm, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của nước ta.
Việt Nam có thể giữ mức độ tăng trưởng dân số một cách ổn định mà không phải dựa vào nhập cư, nhờ có nhiều biện pháp nhân khẩu học.
Các cường quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc đang tìm kiếm giải pháp đưa dây chuyền sản xuất của họ đến những quốc gia như Việt Nam, nó làm rõ mối quan hệ cộng sinh đang ngày càng phát triển giữa các nước Đông Á.
Ở mặt khác, cũng có nhiều nền kinh tế “tầm trung” trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có mức tăng trưởng và độ tuổi dân số khả quan hơn, và chắc chắn sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh đã nêu trên.
Trong nhóm này, phải kể đến là Ấn Độ. Quốc gia này được dự đoán sẽ có dân số đông nhất thế giới trong năm 2024, với mức tăng trưởng 256 triệu dân vào 2050 - trái ngược với mức thuyên giảm dân số 176 triệu tổng cộng từ Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhưng cũng không có nghĩa là họ sẽ không gặp khó khăn. Ấn Độ sẽ phải đối mặt với vấn đề mà các quốc gia có dân số tăng trưởng của thế kỷ 20, chẳng hạn như việc có quá nhiều dân nhưng không đủ việc làm, và các vấn đề về bất ổn định xã hội.
Chính quyền của các quốc gia có dân số phát triển cũng sẽ phải tìm cách giải quyết rất nhiều bài toán lớn, đặc biệt là việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho các thành phố ngày càng lớn.
Nhìn chung, sự thay đổi về dân số ở châu Á sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, tìm kiếm lợi thế trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Hơn thế nữa, mối quan hệ chặt chẽ của dân số, dây chuyền sản xuất và hệ thống đầu tư, sẽ kéo các quốc gia lại gần với nhau hơn.