Thứ bảy, 29/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng thương hiệu nông sản cùng tên miền quốc gia

Ninh Cơ
- 11:38, 11/01/2022

(DNTO) - Dịch Covid-19 là "cú huých" cho các doanh nghiệp, địa phương thay đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang môi trường số. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của mình nhờ sử dụng tên miền quốc gia ".vn".

Vùng nguyên liệu chè Tam Đường (Lai Châu) phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Hà Vượng.

Vùng nguyên liệu chè Tam Đường (Lai Châu) phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Hà Vượng.

Tháng 3 vừa qua, Ðồng Tháp là địa phương đầu tiên phối hợp Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và nhà đăng ký tên miền iNET triển khai chương trình hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến với các dịch vụ số sử dụng tên miền quốc gia ".vn". Ngay sau đó, hàng chục sản vật đặc trưng của tỉnh Ðồng Tháp đã hiện diện trên Internet, tiếp cận người tiêu dùng qua website với tên miền quốc gia ".vn".

Một số cơ sở sản xuất, chế biến nông sản ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp cho biết, việc kinh doanh truyền thống chỉ có thể phục vụ bà con, du khách địa phương, từ khi đăng ký tên miền quốc gia ".vn", người dân cả nước biết tới sản phẩm và tin cậy thương hiệu của họ. Việc kinh doanh trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19 cũng thuận tiện hơn nhờ nguồn khách hàng trên Internet.

Sau tỉnh Ðồng Tháp, Trung tâm Internet Việt Nam phối hợp các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang triển khai chương trình đưa thương hiệu nông sản Việt Nam hiện diện trên website với tên miền ".vn". Mới đây, chị Lê Thị Phụng Em (tỉnh Hậu Giang) đã được Trung tâm Internet Việt Nam hỗ trợ đăng ký thành công thương hiệu "phungphat.vn" để phát triển kinh doanh trái mãng cầu xiêm.

Chị Lê Thị Phụng Em chia sẻ: Lúc đầu tôi nghĩ việc lập website phức tạp và tốn kém, nhưng khi làm thủ tục đăng ký tên miền ".vn" thấy không khó, không tốn nhiều chi phí và được sự hỗ trợ từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang. Việc lập website bán các sản phẩm nông sản rất hữu ích, giúp gia đình có nguồn thu tốt hơn do mở rộng thị trường.

Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang nhận định, đối với các trang thông tin website thì tên miền được hiểu đơn giản là "mặt tiền" của các gian hàng số trên Internet. Việc sử dụng tên miền ".vn" góp phần khẳng định thương hiệu, chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng. Ðồng thời, các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn góp phần bảo đảm an toàn, an ninh đối với các gian hàng tên miền quốc gia ".vn" trên Internet.

Với hai tỉnh Vĩnh Long và Ðồng Tháp, sau khi triển khai chương trình thúc đẩy tên miền quốc gia ".vn", đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2000 đến 2020, Ðồng Tháp mới chỉ có 838 tên miền ".vn". Từ khi khai trương điểm đăng ký tên miền (tháng 4/2021) đến nay, Ðồng Tháp đã có hơn 950 tên miền ".vn". Tỉnh Vĩnh Long chỉ có 566 tên miền ".vn" được đăng ký từ năm 2000 đến 2020. Tháng 5/2021, Vĩnh Long khai trương điểm đăng ký tên miền và đến nay đã có hơn 660 tên miền ".vn".

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, đến cuối tháng 10/2021, số tên miền ".vn" lũy kế đạt hơn 539.000 tên miền, tăng 4,8% so cùng kỳ năm 2020 và vẫn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Ðà Nẵng. Hiện, Việt Nam nằm trong top 10 châu Á-Thái Bình Dương, đứng thứ 45 toàn cầu (tăng 1 bậc so với năm 2020) về số lượng đăng ký tên miền quốc gia.

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết: Việc đem tên miền quốc gia ".vn" cùng với các dịch vụ số đến với người dân, học sinh, sinh viên, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, trường đại học, các cơ quan tổ chức để phát triển thương hiệu, nội dung số, thương mại điện tử… sẽ góp phần tăng cường chỉ số đánh giá chuyển đổi số ở địa phương. Tuy nhiên, nhận thức và kỹ năng của người dân, doanh nghiệp tại địa phương về các vấn đề xây dựng thương hiệu, hiện diện, kinh doanh trực tuyến còn hạn chế, cho nên bước đầu khó khăn trong việc tiếp cận và hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký và sử dụng tên miền ".vn".

Giai đoạn 2021-2025, Trung tâm Internet Việt Nam quyết tâm mở rộng thúc đẩy phát triển Internet mạnh hơn nữa ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, đẩy mạnh việc đem tên miền quốc gia ".vn" cùng với các dịch vụ số đến người dân một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Chương trình sẽ được phát triển với ba hạt nhân tiên phong là Trung tâm Internet Việt Nam, các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố và các nhà đăng ký tên miền ".vn".

Tin khác

Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
17 giờ
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 ngày
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
4 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
3 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Xem thêm