Thứ sáu, 28/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng nền tảng Open API banking là điều kiện tiên quyết để ngân hàng số 'về đích'

Hồng Gấm
- 14:35, 02/04/2021

(DNTO) - "Việc xây dựng nền tảng Open API trong đó có Open API banking là điều tiên quyết và bắt buộc để kết nối các dịch vụ tài chính giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng số tạo sự đột phá, rút ngắn khoảng cách để về đích", ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) nhận định.

"Việc xây dựng nền tảng Open API trong đó có Open API banking là điều kiện tiên quyết để ngân hàng số về đích", ông Vân nhận định.

Ngành ngân hàng đang ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như: Internet kết nối vạn vật (IoT), trí thông minh nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs).

Tuy nhiên, chuyển đổi số ngân hàng không chỉ dừng lại ở vấn đề công nghệ đơn thuần. Ðể quá trình chuyển đổi thành công và phát huy hiệu quả, cần có sự thay đổi mạnh mẽ và đột phá trong tư duy, cũng như xây dựng được một hệ sinh thái số đồng bộ. Do đó, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức đòi hỏi thay đổi về thể chế, vốn đầu tư lớn, về nguồn nhân lực ngân hàng có đầy đủ kiến thức và năng lực để nắm bắt các công nghệ mới và các kỹ năng mới trong hoạt động ngân hàng – tài chính thời kỳ số hóa, về năng lực kiểm soát, xử lý được những rủi ro mới một cách hiệu quả.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) cho hay: trong những năm gần đây thúc đẩy về chuyển đổi số đối với ngân hàng Nhà nước rất quyết liệt, gần đây nhất Vietcombank, BIDV cũng ra mắt sản phẩm ngân hàng số, nhưng để triển khai ra làm sao và lộ trình như thế nào xưa nay chúng ta chỉ nhìn ở góc độ là những kênh sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng trên nền tảng mobile di động, và nó đang bị đứt quãng khi kết nối giữa frarem cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng hay dịch vụ backend điều hành phê duyệt của ngân hàng… Tuy nhiên để đi đến đích được ngân hàng số thì bài toán vẫn còn dang dở.

"Như ở châu Âu họ có hành lang pháp lý, có chỉ thị về dịch vụ thanh toán, quyết định về định danh về bảo vệ thông tin dữ liệu của khác hàng, cũng như các thông tin chung đầy đủ. Việt Nam chúng ta có quy định về pháp lý và không pháp lý, nhưng hiện giờ vẫn chưa có quy định cụ thể, như vậy chúng ta đang thiếu sự đột phá để triển khai ngân hàng số", ông Vân dẫn chứng.

Cũng theo ông Vân, các dịch vụ tài chính trên di động tại Việt Nam vẫn đang chập chững những bước đầu tiếp cận với công nghệ trong khi đó dịch vụ Open banking hiện giờ được liên minh châu Âu cũng như Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Malaysia đang triển khai rầm rộ. Còn tại Việt Nam phê duyệt những khoản vay truyền thống sẽ không đem lại sự mong chờ của khách hàng. Đặc biệt trong đại dịch Covid, các doanh nghiệp không tiếp cận được dịch vụ tài chính vì giãn cách xã hội.

"Hiện nay ở Việt Nam đang mới chỉ cung cấp những nền tảng trên mobile, trong khi đó nền  tảng làm sao để kết nối các khối với ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng số cũng như các khối SME, công ty fintech, đối tác công nghệ, hệ sinh thái số, hiện giờ chưa làm được, đây là điều nan giải và khá nhức nhối cho những người lãnh đạo ngân hàng", ông Vân cho hay.

Liên hệ thêm về thực trạng số hoá ngân hàng tại Việt Nam, ông Vân nêu ví dụ gần đây nhất có ngân hàng OCB, Vietinbank đã triển khai các điểm ùn ở banking. Nhưng theo ông Vân phân tích, hiện giờ các API được cung cấp trong hệ sinh thái số cho các ngân hàng mở rộng quan tâm khách hàng của họ và các kênh, hệ sinh thái số thương mại điện tử, fintech, các công ty công nghệ số khác, hiện giờ đang bị hạn chế.

"Việc xây dựng nền tảng Open API trong đó có Open API banking là điều tiên quyết và bắt buộc để kết nối các dịch vụ tài chính giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng số tạo sự đột phá, phát triển nền tảng mở sẽ là hướng tiếp cận giúp ngân hàng giải quyết bài toán đa dạng hóa dịch vụ tài chính, tiếp cận nhóm khách hàng khác nhau với chi phí hợp lý về nguồn nhân lực, tài chính và thời gian, rút ngắn khoảng cách để về đích", ông Hoàng Nguyên Vân nhấn mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
4 giờ
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 ngày
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
4 ngày
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
3 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Xem thêm