Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Số hóa ngân hàng - 'gã khổng lồ' tạo đột phá cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

Hồng Gấm
- 19:43, 25/03/2021

(DNTO) - Sáng 25/3, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức diễn đàn “Tương lai Chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam”. Diện mạo tương lai của ngân hàng được định hình từ hôm nay bằng những quyết định đầu tư vào công nghệ.

Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Sự xâm nhập của các "gã khổng lồ" về IT và bưu chính viễn thông vào cung ứng dịch vụ tài chính làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành dịch cụ tài chính, phá đi tính độc tôn của ngân hàng trong lĩnh vực này.

Diễn đàn

Diễn đàn "Tương lai Chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam". Ảnh: Hồng Gấm.

Trao đổi tại diễn đàn, các ý kiến được đưa ra thẳng thắn, đa chiều về chính sách, thông tin, các tính năng, lợi ích của ngân hàng số mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, diễn đàn nêu ra các giải pháp hỗ trợ mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm công nghệ tài chính, đảm bảo lợi ích của các ngân hàng.

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm từ 60-70% chi phí và một khi đã tiếp cận với số hóa, các ngân hàng có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ ngân hàng số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói. Ngoài ra một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, đó là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech). 

"Ngành công nghiệp ngân hàng đang ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như: internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán, điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng..., ông Hòe nhận định.

Tuy nhiên, ông Hòe cũng cho rằng, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức đòi hỏi thay đổi về thể chế, vốn đầu tư lớn, về nguồn nhân lực ngân hàng có đầy đủ kiến thức và năng lực để nắm bắt các công nghệ mới và các kỹ năng mới trong hoạt động ngân hàng - tài chính thời kỳ số hóa, về năng lực kiểm soát, xử lý được những rủi ro mới một cách hiệu quả, cũng như cả vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Fintech, Hiệp hội Ngân hàng cho hay, đến năm 2025, dự kiến có khoảng 1/3 doanh thu ngân hàng truyền thống sẽ được quản lý bởi các mô hình kinh doanh mới. Trong đó, có 42% đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 28% đã và đang thực hiện triển khai chiến lược chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh, 11% đã phê duyệt và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng.

42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.

42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.

Về một số vướng mắc mà các ngân hàng tại Việt Nam gặp phải khi thực hiện số, bà Dương cho rằng, phần lớn các ngân hàng không xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, chưa có khung pháp lý với các ý tưởng về các sản phẩm số hóa hoàn toàn mới, dẫn đến các ngân hàng dè dặt trong việc ra mắt các sản phẩm mới. Ngoài ra, phương thức làm việc tại nhiều ngân hàng vẫn còn theo lối cũ. Hầu hết các ngân hàng gặp thách thức với các hệ thống hiện tại và vấn để này cần được giải quyết ở chiến lược công nghệ thông tin.

“Chuyển đổi số là một hành trình và trong thời đại công nghệ số, mọi tổ chức cần phải suy nghĩ như một nhà chiến lược, đổi mới như một công ty khởi nghiệp, thiết kế như một tập đoàn công nghệ, quy mô như một nhà đầu tư mạo hiểm”, bà Dương nói.

Đặc biệt, đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ không chỉ là vấn đề số hóa mà còn là sự thay đổi hệ thống thể chế chính sách. Ông Phạm Xuân Hùng, Trưởng ban, Nghiên cứu & Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia khẳng định chiến lược đầu tư hạ tầng công nghệ nền tảng tài chính chậm và chưa đồng bộ còn nhiều bất cập.

Theo ông Hùng cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về định danh khách hàng trực tuyến có giới hạn. Hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng số. Chính sách về an toàn, bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho khách hàng, quy trình nghiệp vụ giao dịch điện tử qua ngân hàng, giám sát hoạt động ngân hàng số.

“Cho đến giờ phút này, chúng ta chưa thể thực hiện kinh doanh ngân hàng số. Cần sớm ban hành khung pháp lý kinh tế số, bởi các quy định hiện nay là chưa đủ, đồng thời các nghị định và thông tư cũng phải sửa đổi cho phù hợp hơn”. 

Kết thúc hội nghị, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh sự đổi mới số hóa trong ngân hàng không còn là kế hoạch, chiến lược đề xuất ở cuộc họp hay các báo cáo nghiên cứu mà trở thành một chương trình hành động thực sự, có tính nhất quán từ thể chế chính sách đến hệ thống ngân hàng và người tiêu dùng tài chính.

"Đây là xu hướng bắt buộc, là tương lai để đi cùng thế giới, không còn cách nào khác, chuyển đổi số là chương trình hành động cụ thể, phải bắt tay vào làm ngay", ông Thành khẳng định.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.
3 giờ
Tài chính - Thị Trường
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC, và cần có giải pháp "mạnh dạn hơn" đối với chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau thông tin Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sẽ tiến hành chia cổ tức khủng cho nhà đầu tư, cổ phiếu TCB bật mạnh, giá trị vốn hoá tăng hơn 10 ngàn tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 28/3.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngược với đà tăng mạnh hồi giữa tháng 3, việc giảm hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước gần đây là tín hiệu cho thấy quy mô của đợt hút ròng sớm đạt đến mức đỉnh điểm. Với kỳ vọng đồng USD giữ giá tăng, biên độ mất giá của đồng VND có thể nới rộng lên mức 3% trong nửa đầu năm 2024.
22 giờ
Tài chính - Thị Trường
Đã có nhiều công nghệ tốt để bảo quản nông sản, thực phẩm tươi lâu nhưng giá thành rất cao khiến chúng chưa thể thương mại hóa. 
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng Ron 95 tiếp tục tăng và chạm mốc 24.816 đồng/lít trong chiều nay 28/3.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Liên quan đến sự cố hệ thống VNDirect bị "sập", trong thông cáo gửi đêm 27/3, VNDirect cho biết đang dự thảo các chính sách mới để chia sẻ và bù đắp với những bất tiện mà khách hàng gặp phải trong những ngày không thể giao dịch.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Doanh nghiệp cung ứng nội địa đang nỗ lực tạo ra các loại nguyên vật liệu tốt để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nhập ngoại. Điều này giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền công nghiệp tự chủ, tự cường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
VNDirect đã tiến tới bước đầu trong lộ trình khôi phục lại hệ thống, tuy nhiên lệnh bán trong phiên chiều ngày càng mạnh với hàng loạt lô lớn được trao tay đưa VND trở thành cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục là điểm sáng hấp dẫn đầu tư khi "hút" được 27,7 tỷ USD vốn FDI. Số dự án đầu tư mới, vốn đầu tư điều chỉnh và vốn FDI thực hiện đều tăng 37% so với cùng kỳ. Để tạo lợi thế cạnh tranh, việc "chuyển mình" sang khu công nghiệp sinh thái là xu hướng tất yếu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự cố tại Công ty VNDirect đang khiến nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán tại công ty vô cùng lo lắng. Không ít nhà đầu tư đặt câu hỏi, liệu công ty này sẽ bồi thường thiệt hại như thế nào cho nhà đầu tư khi đã hai ngày qua họ không thể giao dịch?
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đồng hành chiến lược đưa nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường tới các khu công nghiệp và đô thị trên cả nước, Công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS DISTR) tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên ngày càng cao bằng việc đưa vào vận hành Hệ thống cấp bù LPG tại Hệ thống phân phối khí thấp áp (LGDS) Tiền Hải – Thái Bình.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong báo cáo mới nhất cập nhật kinh tế về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (quý 4/2023 đạt 6,7%).
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ sau 5 tháng, giá cà phê đã tăng hơn 61%, mức tăng kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Mặc dù "sốt giá", nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết gặp khó trong việc thu mua nguyên liệu, nhiều đơn hàng phải chịu lỗ nặng mua giá cao để có hàng giao.
4 ngày
Xem thêm