Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

GS.TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch HĐLLTW
- 06:00, 24/02/2021

(DNTO) - Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững và phát triển trước những thách thức to lớn từ các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhất là trong đại dịch Covid-19.

Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập, luôn chú trọng tới sự độc lập, tự chủ. Tính độc lập, tự chủ của Việt Nam thể hiện trước hết trong việc xác định đường lối hội nhập nhất quán. Hội nhập quốc tế trên cơ sở thực lực của mình, tư duy sáng tạo để có chủ trương và chính sách đúng đắn và có những bước đi vững chắc trên con đường độc lập, tự chủ.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn chú trọng đổi mới trong nước, coi cải cách, hoàn thiện thể chế trong nước là cơ sở để hội nhập kinh tế thành công, đồng thời khai thác, tận dụng các thỏa thuận đã ký và có các biện pháp phòng vệ hợp lý trước những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế.

Độc lập, tự chủ của quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm...

Nói cách khác, một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn chú trọng đổi mới trong nước, coi cải cách, hoàn thiện thể chế trong nước là cơ sở để hội nhập kinh tế thành công. Ảnh: TL.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn chú trọng đổi mới trong nước, coi cải cách, hoàn thiện thể chế trong nước là cơ sở để hội nhập kinh tế thành công. Ảnh: TL.

Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta được thể hiện ở độc lập, tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu, hiệu quả… Cùng với đó, phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; an toàn năng lượng, tài chính - tiền tệ, môi trường; đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập về kinh tế của một quốc gia không phải là biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp. Tự chủ không phải là tự quyết định một cách cứng nhắc và tuyệt đối, không tính đến các quy định của các thể chế kinh tế - tài chính quốc tế, không thực hiện đúng các cam kết, luật pháp và thông lệ quốc tế...

Tham gia vào sân chơi quốc tế, chúng ta đã thực hiện mở cửa thị trư­ờng nội địa, chủ động thay đổi kết cấu kinh tế, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung và hướng tới hình thành một số trung tâm kinh tế lớn để thu hút một khối l­ượng lớn vốn đầu tư­. Mặt khác, chúng ta thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số quyền đáng kể từ nhà n­ước sang thị tr­ường. Trong điều kiện kết cấu độc lập về kinh tế thay đổi nh­ư vậy, trọng tâm của việc bảo đảm chủ quyền kinh tế là tăng cư­ờng toàn diện năng lực tự chủ kinh tế.

Từ việc xác định đúng mục tiêu, nội dung xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chúng ta đã tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng yếu tạo nền tảng cho phát triển bền vững, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước trên mọi tình huống, vừa bảo đảm cho xuất khẩu. Nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được thu hút cả trong nước và ngoài nước, kết hợp hài hòa giữa ngoại lực và nội lực, trong đó phát huy mạnh mẽ nội lực.

Thành công trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong 35 năm đổi mới vừa qua chính là nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định. Ảnh: TL.

Thành công trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong 35 năm đổi mới vừa qua chính là nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định. Ảnh: TL.

Thành công trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong 35 năm đổi mới vừa qua chính là nền kinh tế có bước phát triển tốt và ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Nền kinh tế từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững và phát triển trước những thách thức to lớn từ các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhất là trong đại dịch Covid-19. Chính phủ đã thực hiện tốt vai trò quản lý và kiến tạo. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang được nâng lên. Đáng chú ý, các chỉ số về kết quả hội nhập kinh tế đã đạt được ở mức cao.

Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính chung cả giai đoạn 2016-2020, đạt 167,8 tỷ USD. Hiện đã có hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam từ 2018 đến 2020.

Đến nay đã có hơn 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ thành công là nhân tố trọng yếu để tăng cường nội lực của đất nước.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
7 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm