Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vượt khủng hoảng Covid-19: Cú ‘bắt tay’ của tập đoàn cùng startup cần chặt hơn

Huyền Trang
- 14:30, 31/08/2021

(DNTO) - Con đường để doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong đại dịch là đổi mới sáng tạo. Trong đó, cốt lõi là sự kết hợp của doanh nghiệp và startup trong việc sáng tạo sản phẩm, dịch vụ và phương thức sản xuất, kinh doanh mới phù hợp với sự biến động của thị trường.

Câu chuyện liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và startup cần được thúc đẩy nhanh hơn, chặt hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt. Ảnh: T.L.

Câu chuyện liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và startup cần được thúc đẩy nhanh hơn, chặt hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt. Ảnh: T.L.

Cần tư duy mới trong kinh doanh

Chia sẻ trong họp báo khởi động dự án phát hành báo cáo “Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam”, sáng 31/8, ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC) cho biết, đại dịch Covid-19 đã đặt quốc gia, nền kinh tế và cả hệ sinh thái trước những khó khăn, thách thức chưa từng có. Do vậy, cấp thiết đổi mới sáng tạo, liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học và công nghệ không chỉ là phương thức, công cụ phát triển mới, mà trên hết, là một tư duy mới, một triết lý mới cho sự phát triển.

Theo ông Nam, tư duy này cần được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể. Đầu tiên là đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Thứ hai là “mở” trong thiết kế mô hình vận hành, sản xuất kinh doanh, trong liên kết hợp tác để tận dụng tài nguyên, nguồn lực sẵn có để phát triển. Thứ ba là liên kết hợp tác, từ hợp tác công tư, hợp tác doanh nghiệp, tới hợp tác công-công.

“Chỉ khi liên kết với nhau, hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết, tạo giá trị cho nhau, thì chúng ta mới phát triển được”, ông Nam nhấn mạnh.

Chia sẻ về những thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, bà Michelle Ng - Chuyên gia đầu tư cấp cao, Quest Ventures, Singapore cho biết, hiện nay cả khu vực nhà nước và tư nhân đều đang áp dụng đổi mới sáng tạo mở để tiếp cận các ý tưởng và tài nguyên, đồng thời phát triển các giải pháp khả thi trong một khung thời gian ngắn hơn.

"Ở vị trí ngã giao của các nền kinh tế tăng trưởng trên thế giới thì Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ, Đông Nam Á càng cần phải thúc đẩy sự phát triển của đổi mới sáng tạo mở vì các khu vực này có vị trí thuận lợi để hoạt động tốt bất chấp đại dịch", bà Michelle nêu quan điểm.

“Cá lớn” phải đồng hành cùng “cá bé”

Startup và doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực của nhau để cùng phát triển trong hệ sinh thái. Ảnh: T.L.

Startup và doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực của nhau để cùng phát triển trong hệ sinh thái. Ảnh: T.L.

Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO của Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP, khi xác định sống chung với dịch Covid-19, điều mà doanh nghiệp có thể lựa chọn là cách thích nghi, chủ động với biến động của thị trường, và con đường để doanh nghiệp thích nghi và phát triển trong đại dịch là đổi mới sáng tạo.

Thế giới hiện đang chuyển dịch rất nhanh các hình thái đổi mới sáng tạo. Trước đây, trung tâm cốt lõi của đổi mới sáng tạo xoay xung quanh các công ty lớn, tổ chức công và thành phần tham gia rất ít, sự liên kết mong manh. Hiện nay, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chuyển sang “mở”, trung tâm là hệ sinh thái khởi nghiệp với những sản phẩm, giải pháp sáng tạo, và các thành phần tham gia liên tục tăng lên. Đặc biệt, trong hệ sinh thái mở, tất cả các thành phần gắn kết, ràng buộc lẫn nhau, cùng nhau phát triển và sáng tạo.

“Trên thế giới, sự tương tác giữa các doanh nghiệp lớn và startup đang diễn ra mạnh mẽ. Đó là tương lai”, bà Quỳnh nhấn mạnh.

Ông Jack Nguyễn - Giám đốc Quản lý thị trường Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan của Tập đoàn Insider cho biết, sự sáng tạo mở yêu cầu nhiều nguồn lực cả về bên trong và bên ngoài. Chính vì những rào cản đó, nên khi so sánh với các nước trong khu vực, sự đầu tư tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam vào các công ty khởi nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 30%; trong khi đó, các doanh nghiệp lớn của Nhật, tỉ lệ đầu tư cho startup lên tới 95%, hay Singapore, Hồng Kông, Thái Lan là 60%.

Điều này cho thấy sự hợp tác giữa tập đoàn và startup tại Việt Nam cần được đẩy mạnh. Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, mỗi một startup, doanh nghiệp đảm nhận một phần của công việc và sự hợp tác này có thể thực hiện ở giai đoạn đầu, tức giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, ứng dụng công nghệ hoặc thương mại hóa sản phẩm.

Theo ông Jack Nguyễn, đối với startup, cần hiểu được sản phẩm của mình có thể hỗ trợ cho mảng nào của các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Về phía các tập đoàn cũng phải hiểu xem mình cần sự hỗ trợ gì trong giai đoạn đổi mới sáng tạo tiếp theo và cần có sự “mở” để đầu tư vào các công ty cung ứng giải pháp.

Về phía cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp, ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc NSSC cho biết, việc phát hành báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 sắp tới không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, mà qua đó, tạo ra những nền tảng tri thức, thúc đẩy các bên tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng phát triển.

“Đây cũng là một hợp phần của Nền tảng đổi mới sáng tạo mở quốc gia (VOIP) mà chúng tôi đang phối hợp với các đối tác trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển, là sáng kiến tập hợp nguồn lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua mô hình giải quyết nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức xã hội thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo”, ông Nam nhấn mạnh.

Về phía nhà đầu tư quốc tế, GS John Kojiro Moriwaka, Tổng Giám đốc Silicon Valley Ventures, Giám đốc điều hành Startup Grind Fukuoka cho rằng, điều quan trọng nhất của “Đổi mới sáng tạo mở” là việc chia sẻ cùng tầm nhìn và mục tiêu. Do vậy, Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 sẽ trợ giúp đắc lực cho các nhà đầu tư, tập đoàn đến từ Nhật Bản và Mỹ hiểu hơn về các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam và hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư nhanh chóng, chính xác.

Báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021” do Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP xây dựng và phát hành, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), Bộ Khoa học và Công nghệ.

Báo cáo sẽ cung cấp bản đồ khởi nghiệp qua các ngành kinh tế nổi bật, bao gồm: Bán lẻ (Retail), công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ Giáo dục (Edutech), công nghệ chăm sóc sức khỏe (Healthtech), công nghệ tiếp thị và bán hàng (Martech & Salestech), phát triển bền vững (Sustainability), chuỗi cung ứng (Logistics), công nghệ nông nghiệp (Agtech & Foodtech), du lịch và lữ hành (Travel & Tourism)

Báo cáo dự kiến ra mắt ngày 15/10 tới.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Xem thêm