Thứ ba, 18/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vụ nghi lừa đảo 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý rất tinh vi

T.H
- 06:45, 11/03/2022

(DNTO) - 100 container điều trị giá gần 1.000 tỉ đồng xuất khẩu sang Ý của các doanh nghiệp Việt đang có nguy cơ mất trắng. Theo ông Phạm Văn Hồng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Ý - Việt Nam tại Torino, đây là vụ nghi lừa đảo rất tinh vi.

Các doanh nhiệp xuất khẩu 100 container điều có nguy cơ mất trắng. Ảnh minh hoạ.

Các doanh nhiệp xuất khẩu 100 container điều có nguy cơ mất trắng. Ảnh minh hoạ.

Trước đó, tại buổi gặp gỡ báo chí diễn ra tối 9/3 tại TP HCM, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas)đã thông tin lại về số liệu các lô hàng có nguy cơ bị mất tại Ý.

Theo đó, quy mô vụ việc được thu hẹp với 36 container hạt điều, trị giá hơn 7 triệu USD (tương đương 162 tỉ đồng) của doanh nghiệp Việt Nam bị mất kiểm soát. Còn con số 100 container điều ban đầu là số liệu ký kết hợp đồng, thực tế một số doanh nghiệp khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo đã ngừng giao hàng, giữ hàng tại cảng trung chuyển, đồng thời yêu cầu ngân hàng giữ lại bộ chứng từ.

Theo ông Nhựt, có 5 doanh nghiệp bị hại, đơn vị bị nặng nhất là 27 container, còn lại mỗi doanh nghiệp bị vài container. Điều mà các doanh nghiệp lo lắng là trong tháng 3, tất cả các lô hàng này sẽ được cập cảng tại Ý nhưng cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không biết bộ chứng từ gốc của các lô hàng ở đâu trong khi bất cứ ai có chứng từ gốc đều có thể nhận hàng.

“Vụ việc nằm ngoài tầm tay của các doanh nghiệp nên họ đã làm đơn kêu cứu đến Vinacas để gửi văn bản đến cơ quan chức năng nhờ hỗ trợ. Hiện nay, Vinacas đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan chức năng", ông Nhựt thông tin.

Ông Phạm Văn Hồng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Ý - Việt Nam tại Torino (Ý), cho rằng đây là vụ nghi lừa đảo rất tinh vi và đã từng xảy ra vụ việc tương tự với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hải sản sang Ý trước đây.

Về hình thức lừa đảo, bên mua thông qua sơ hở của phương thức thanh toán, với trường hợp này là thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment D/P). 

Thực tế bên bán để cho bên mua có điều kiện lừa đảo vì khi đàm phán hợp đồng, có thể bên mua chưa nắm rõ nguồn gốc đối tác hay chưa thẩm định rõ đối tác hoặc thông qua môi giới, và bên bán hoàn toàn thiếu thông tin đối tác. Đây có thể là nguyên nhân chính để các đối tác nước ngoài có điều kiện lừa đảo.   

Áp với vụ việc, bên xuất khẩu Việt Nam cần phải nhanh chóng thực hiện thư ủy quyền cho luật sư bên Ý chuyên về xuất nhập khẩu và có thể thông qua Đại sứ quán Ý, hoặc Lãnh sự Ý tại Việt Nam để xác nhận. 

Khi luật sư nhận được thư ủy quyền sẽ tới cơ quan cảnh sát kinh tế của nước sở tại để trình báo về vụ lừa đảo này với các bằng chứng ngân hàng hai bên đã liên hệ với nhau. 

Với việc khai báo tại cơ quan cảnh sát, ta có thể dừng việc thông quan lại. Ngoài ra, bên bán cũng cần liên hệ các công ty vận tải ngay lập tức để yêu cầu thay đổi vận đơn CCA, trước khi container tới cảng.

Từ vụ việc nghi lừa đảo xuất khẩu 100 container hàng sang Ý, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Ý - Việt Nam tại Torino cho rằng, quan trọng nhất các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam phải chọn cho mình phương thức thanh toán quốc tế và lựa chọn các cán bộ ngân hàng thật sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

“Chúng ta không vì việc cần phải xuất khẩu, rồi chấp nhận yêu cầu của bên mua mà theo hình thức thanh toán D/P như vậy là không ổn. Ít nhất bên mua phải chuyển trả trước 30%, phần còn lại 70% thanh toán bằng thư tín dụng (LC). Bởi với phương thức thanh toán này, hàng đến bến cảng bên mua nếu có sự cố thì bên xuất khẩu còn có thể giữ 30% này để trang trải chi phí khi muốn cho hàng quay trở về. Ngoài ra, việc thẩm định công ty không thể thiếu, thông qua các cơ quan chuyên trách như: thương vụ, các phòng thương mại tại nước sở tại để xác minh”, ông Hồng nói.

Được biết, hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Ý đang tích cực hỗ trợ tìm cách giải quyết vụ 100 container hạt điều xuất sang nước này có nguy cơ bị lừa đảo. 

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI:

L/C là hình thức an toàn hơn vì có sự bảo lãnh từ phía ngân hàng, nếu phát hiện có sai sót thì ngân hàng sẽ dừng thanh toán ngay. Nhưng L/C thủ tục chặt chẽ, phức tạp, chi phí cao và cũng đòi hỏi điều kiện hơn ví dụ như uy tín doanh nghiệp, nợ xấu… mới mở được. Ở đây có thể hiểu giống như một khoản tín dụng.

Còn dùng D/P thì thủ tục đơn giản nhưng rủi ro cao hơn vì không có sự bảo đảm; Ngân hàng thu được tiền cho doanh nghiệp thì hưởng phí còn không thu được thì thôi. Doanh nghiệp dùng phương thức này có thể do thói quen, có thể do đối tác lựa chọn hoặc có thể vì thủ tục đơn giản.

Liên quan tới vụ xuất khẩu 100 container, nếu vụ việc xảy ra trong nước thì việc xử lý đơn giản qua toà án trong nước. Còn khi xảy ra ở nước ngoài thì phải yêu cầu toà án nước ngoài. Nhiều trường hợp xảy ra ở nước ngoài, doanh nghiệp trong nước không đủ căn cứ pháp lý và chịu thiệt.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
4 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mục tiêu của Chính phủ sẽ hướng đến giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng chung của đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được khẳng định tại Lễ khánh thành tuyến Metro số 1, sự kiện này không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của TPHCM mà còn là sự khởi nguồn cho một chương mới trên hành trình phát triển giao thông đô thị hiện đại.
1 tuần
Xem thêm