Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam nằm trong số ít quốc gia phục hồi kinh tế hình “chữ V”

Anh Minh
- 14:57, 27/03/2021

(DNTO) - Sau hơn một năm trải qua đại dịch Covid-19, sự phục hồi tại các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương rất không đồng đều. Chỉ có Trung Quốc và Việt Nam được chứng kiến phục hồi theo hình chữ V khi sản lượng hai nước đã vượt mức trước đại dịch.

Đó là nhận định trong báo cáo cập nhật kinh tế khu vực mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), vừa được công bố.

Sản lượng của các nền kinh tế lớn còn lại vẫn thấp hơn bình quân khoảng 5% so với giai đoạn trước đại dịch. Các quốc đảo Thái Bình Dương vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Kết quả kinh tế có được đến nay vẫn nhờ vào hiệu quả ngăn chặn virus lây lan, khả năng tận dụng sự khởi sắc của thương mại quốc tế, năng lực của chính phủ các nước trong việc hỗ trợ bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.

Xuất khẩu đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ảnh: T.L

Xuất khẩu đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ảnh: T.L

Trong năm 2020, tỷ lệ nghèo của khu vực lần đầu tiên ngừng giảm sau vài thập kỷ. Khoảng 32 triệu người dân trong khu vực mất đi cơ hội thoát nghèo (theo chuẩn nghèo 5,5 USD /ngày) vì đại dịch.

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương của WB nhận định: cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra chặn đứng giảm nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng.

“Khi bước vào giai đoạn phục hồi năm 2021, các quốc gia cần hành động khẩn trương để phòng vệ cho những người dễ bị tổn thương, đồng thời phải đảm bảo phục hồi bao trùm, xanh và bền vững”, bà Kwakwa nói. Các chuyên gia của WB cho rằng, đại dịch kèm theo cách ly khiến cho bất bình đẳng gia tăng. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu công bằng trong cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và công nghệ số.

Tại một số quốc gia, cơ hội đi học của trẻ em ở các hộ gia đình thuộc nhóm 40% dân số nghèo nhất vẫn thấp hơn 20% so với những trẻ ở các hộ gia đình thuộc nhóm 20% thu nhập cao nhất.

Nữ giới phải chịu bạo lực nhiều hơn so với trước: 25% người được hỏi ở CHDCND Lào và 83% người được hỏi ở Indonesia cho biết bạo lực gia đình trở nên tồi tệ hơn do Covid-19.

Tăng trưởng của khu vực dự kiến sẽ được nâng lên từ khoảng 1,2% năm 2020 lên 7,5% trong năm 2021, nhưng chúng ta có thể phải chứng kiến phục hồi diễn ra với ba tốc độ khác nhau.

Tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam dự kiến cao hơn trong năm 2021, lần lượt ở mức 8,1% và 6,6% so với 2,3% và 2,9% trong năm 2020.

WB dự báo, do ảnh hưởng của đại dịch, các nền kinh tế lớn còn lại sẽ chỉ tăng trưởng bình quân ở mức khoảng 4,6%, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng. Sự phục hồi của các nền kinh tế quốc đảo vốn phụ thuộc vào du lịch dự kiến sẽ đặc biệt khó khăn.

Các chuyên gia cũng ước tính gói kích cầu của Mỹ có thể sẽ nâng tốc độ tăng trưởng năm 2021 của các quốc gia trong khu vực thêm 1 điểm phần trăm, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi lên trung bình khoảng ba tháng. Triển vọng trên vẫn có rủi ro nếu vaccine Covid-19 bị triển khai chậm, khiến cho tăng trưởng giảm đến 1 điểm phần trăm ở một số quốc gia.

Tin nên đọc

Báo cáo của WB kêu gọi phải hành động để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng với khối lượng và cách phân bổ vaccine như hiện nay, trên 80% dân số các quốc gia phát triển sẽ được tiêm vaccine vào cuối năm 2021, trong khi mức độ bao phủ vaccine tại các quốc gia đang phát triển chỉ đạt khoảng 55%.

Theo ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, hơn bao giờ hết, cần hợp tác quốc tế, để ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ kinh tế và xanh hóa quá trình phục hồi.“Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách gia tăng xuất khẩu các sản phẩm y tế, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, và tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn về khí hậu. Quốc gia này cũng sẽ được hưởng lợi khi thế giới an toàn hơn và tăng trưởng cân bằng hơn”, chuyên gia WB gợi ý.

Cuối cùng, WB kêu gọi hợp tác quốc tế trong sản xuất, phê chuẩn và phân phối vaccine dựa trên nhu cầu để giúp ngăn chặn Covid-19. Phối hợp trong chính sách tài khóa sẽ làm tăng tác động tập thể vì một số chính phủ có xu hướng hỗ trợ chưa đầy đủ. Bên cạnh hợp tác trong giảm phát thải, các quốc gia đang phát triển còn nghèo cũng cần hỗ trợ quốc tế để tiến hành các biện pháp có chiều sâu hơn về khí hậu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Xem thêm