Thứ sáu, 04/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

2 kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2021

Hương Giang
- 13:01, 15/01/2021

(DNTO) - Ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98%; và 6,46% trong kịch bản 2. Trong đó, kịch bản 1 được coi là sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn, trong khi kịch bản 2 chỉ có thể đạt được với nỗ lực cao.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD. Ảnh: T.L

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD. Ảnh: T.L

Năm 2021 còn nhiều khó khăn cần vượt qua

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững, diễn ra ngày 15/1, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện rưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhấn mạnh, năm 2020 là năm đặc biệt đối với Việt Nam và thế giới khi đối mặt với đại dịch Covid-19.

Năm qua, Việt Nam đạt được mục tiêu kép khi vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Mục tiêu phục hồi kinh tế với con số ấn tượng (tăng trưởng GDP dương ở con số 2,91%). “Đây là con số thấp nhất trong 30 năm qua, nhưng trong bối cảnh Covid-19, đây là con số đáng khích lệ. Bên cạnh đó đó, các chỉ tiêu kinh tế khác rất phấn khởi như xuất khẩu, kiểm soát lạm phát…”, bà Minh cho biết.

Bức tranh xuất khẩu có nhiều mảng màu sáng khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Chính phủ, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Và đây sẽ là đà phát triển trong năm 2021.

Theo bà Minh, năm 2021 thế giới chưa hoàn toàn khống chế được Covid-19, đặt ra cho kinh tế thế giới Việt Nam và thế giới những khó khăn mới.

Ông David Gottilieb, Quyền Phó đại Đại sứ, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam bày tỏ: Báo cáo kinh tế vĩ mô hôm nay cho thấy kinh tế Việt Nam có sức bật mạnh mẽ. Những thành tựu của Việt Nam tăng trưởng đáng kể, GDP vượt trội hơn các quốc gia trong khu vực.

“Chúng tôi cho rằng Việt Nam hãy thực hiện cải cách kinh tế đầy tham vọng của mình. Để duy trì đà tăng trưởng phục hồi kinh tế, Việt Nam cần cải cách hiệu suất lao động, nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như năng lực người lao động. Khuyến khích hoạt động sâu rộng, tăng cường sức đề kháng của doanh nghiệp...”, ông David nêu giải pháp.

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2021 đã được ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp CIEM nêu tại hội thảo. Theo đó, ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế 2021 có thể đạt mức 5,98%, và 6,46% trong kịch bản 2. Tương ứng, xuất khẩu cả năm tăng lần lượt 4,23% và 5,06%. Thặng dư thương mại tương ứng ở mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân lần lượt là 3,51% và 3,78%.

Để duy trì đà tăng trưởng phục hồi kinh tế, Việt Nam cần cải cách hiệu suất lao động. Ảnh: T.L

Để duy trì đà tăng trưởng phục hồi kinh tế, Việt Nam cần cải cách hiệu suất lao động. Ảnh: T.L

Nghiên cứu của Th.S Nguyễn Anh Dương và các cộng sự chỉ ra rằng, mặc dù so với các nước châu Á, Việt Nam vẫn còn tăng trưởng nhanh hơn, nhưng mức suy giảm (chủ yếu ở quý 1, quý 2/2020) rất nhanh và đó là dấu hiệu đáng lo ngại. Lãi suất thấp, nhưng chưa đủ kích thích cả tiêu dùng và sản xuất.

“Sản xuất công nghiệp phục hồi, nhưng mới chỉ tiến đến gần mức trước khi xảy ra đại dịch Covid-19; còn khu vực dịch vụ suy giảm mạnh nhất mà chiều hướng phục hồi vẫn chưa rõ ràng”, ông Dương nhấn mạnh.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, ông Dương cho rằng, cần đặc biệt lưu ý một số rủi ro trong năm 2021, trong đó hàng đầu là khả năng tiếp cận vaccine. Những yếu tố khác bao gồm rủi ro phục hồi kinh tế không đều ở các thị trường đối tác; xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước châu Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và xu hướng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu.

Nêu khuyến nghị chính sách, ông Dương đề nghị tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch Covid-19 và có biện pháp phòng chống phù hợp. Ngoài ra, tái cơ cấu kinh tế cần tiến hành đồng thời với hoàn thiện chính sách công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Đáng lưu ý là bài học từ giải ngân đầu tư công 2020 (được đẩy nhanh đáng kể) đã cho thấy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng có thể đẩy nhanh.

“Trong bối cảnh dài hạn hơn, chúng tôi cho rằng động lực cho cải cách còn hạn chế. Hạn chế nằm ở môi trường kinh doanh, thiếu động lực, trong khi khả năng đánh giá khó khăn hơn trong bối cảnh Covid-19. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Ngoài ra, câu chuyện chuyển đổi số cũng cần được tập trung phát triển. Và đây là những yếu tố cần lưu ý”, ông Dương nhấn mạnh.

Để tăng trưởng kinh tế, đừng tham bát bỏ mâm

Đóng góp cho nghiên cứu này, PGS.TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, năm 2021, chúng ta đừng quá chủ quan và thỏa mãn với những gì đạt được trong năm qua là kiểm soát được dịch Covid-19 và có tăng trưởng kinh tế tốt, nếu không cái giá phải trả sẽ khá đắt.

Tin nên đọc

Ông Bá lưu ý, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, việc quan trọng mà chúng ta phải tiếp tục chú ý là khống chế dịch Covid-19. Nếu không khống chế được dịch thì sẽ không có thành tựu gì.

“Chúng ta đừng nên tham bát bỏ mâm. Đừng vì mới kiểm soát được dịch bước đầu đã vội vã mở lại đường bay quốc tế, phát triển du lịch… Phải hết sức cân nhắc, nếu cứ mở rộng rồi lại phải đi giải quyết hậu quả. Việc làm căn cơ nhất vừa trước mắt vừa lâu dài là tiếp tục đổi mới thể chế, luật pháp và chính sách sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thế giới. Không thể một mình một chợ. Phải tinh gọn, hiệu quả. Có thể chế tốt sẽ có môi trường kinh doanh tốt, doanh nghiệp giảm chi phí và mọi thứ khác sẽ tốt. Nếu không, dù có cố gắng đến đâu cũng không thể phát triển được”, ông Bá nêu quan điểm.

Thứ nữa theo vị chuyên gia này, khu vực FDI có đóng góp lớn vào kinh tế Việt Nam. Theo đó chúng ta phải tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, xây tổ cho đại bàng. Nhưng bên cạnh chuyện đó phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt phát triển.

Các chỉ tiêu về xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 khá tích cực. Ảnh: T.L

Các chỉ tiêu về xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 khá tích cực. Ảnh: T.L

Bổ sung vào báo cáo lần này, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, năm 2021 kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi. Nhưng chữ “phục hồi” gắn với cải cách cơ cấu, thương mại đầu tư trong khu vực, phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Chúng ta phục hồi trong thay đổi; phục hồi trong bất định. Những bất định, rủi ro này đến từ tài chính, nợ nần toàn cầu, điều hành chính sách vĩ mô của nhiều nước, trong đó có Việt Nam”, ông Thành cho hay.

TS. Võ Trí Thành nhận định: “Dù phục hồi, nhưng ít ra trong nửa đầu 2021 chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 là 6,5% trong bối cảnh có nhiều thay đổi và còn nhiều bất định”...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 tuần
Xem thêm