Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sẽ có một mô hình phục hồi kinh tế khác xa lịch sử?

Quỳnh Nguyễn
- 13:45, 05/12/2020

(DNTO) - Nhờ có vaccine đưa vào sử dụng đại trà trong năm tới, sự phục hồi kinh tế có thể sẽ do nhu cầu về dịch vụ dẫn dắt, chứ không phải hàng hóa, như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu... 

Sản lượng xuất khẩu (% so với năm trước) 

Sản lượng xuất khẩu (% so với năm trước) 

Ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á, Ngân hàng HSBC cho rằng, hầu hết các nền kinh tế vẫn chịu tác động rất lớn liên quan đến nhu cầu về hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới. Và đây là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 hoạt động tốt hơn rất nhiều so với nhiều thị trường khác.

Cuối cùng, vaccine cho đại dịch COVID-19 đang trong quá trình đưa vào sử dụng. Nếu không có những trục trặc về mặt kỹ thuật hoặc trở ngại nào về mặt phân phối, hàng trăm triệu người sẽ được tiêm ngừa trong những tháng tới. Điều đó sẽ khiến các hoạt động kinh tế được bình thường hóa nhanh chóng và đưa chúng ta thoát ra khỏi một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng. 

Sẽ có một mô hình phục hồi kinh tế khác xa lịch sử?

Thật thú vị khi nghĩ đến việc sẽ chứng kiến các kịch bản phục hồi thông thường, theo đó, sản xuất tăng vọt đi trước thúc đẩy các hoạt động thương mại theo sau với nhiều nền kinh tế ở châu Á đang dẫn đầu đà tăng trưởng toàn cầu. Chắc chắn đó chính là mô hình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều lần suy thoái trước đây. Tuy nhiên lần này sẽ có một mô hình phục hồi thật khác xuất hiện trong năm 2021 với mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt chứ không phải do sản xuất.

Và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nước châu Á  - nơi mà sản xuất thường đóng vai trò lớn hơn. Hơn nữa, chắc chắn sẽ có một vài 'đền đáp' cho hoạt động xuất khẩu rất kiên cường của các nước châu Á trong năm nay. Điều đó không có nghĩa là sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực sẽ không thực sự tốt trong những quý tới. Ngay cả khi vaccine tiếp cận tới các nước châu Á muộn hơn so với các nước phương Tây thì những quốc gia này vẫn sẽ tạo nên sự khác biệt (đặc biệt là đối với du lịch). Tuy nhiên, sự phục hồi lần này chắc hẳn sẽ không 'rực rỡ' như những lần trước. Ngoài ra, còn một lý do khác là các ngân hàng trung ương châu Á đang được đánh giá sẽ phản ứng rất chậm trong năm 2021.

"Hãy bắt đầu mọi thứ với Hoa Kỳ với một số dữ liệu khá tin cậy và kịp thời về mô hình chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay. Điều này sẽ giúp chúng ta phác họa một quan điểm rộng hơn có thể áp dụng cho hầu hết các thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19" - ông Frederic Neumann nhấn mạnh.

Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình Hoa Kỳ (% năm)

Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình Hoa Kỳ (% năm)

Tăng trưởng chi tiêu của hộ gia đình được phân chia thành hai mảng dịch vụ và hàng hóa. Không có gì đáng ngạc nhiên, nhu cầu về dịch vụ - được đánh dấu bằng hình vuông xanh, mặc dù có sự phục hồi nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái. Ngược lại, nhu cầu hàng hóa đã tăng vọt trong những tháng gần đây, và hiện cao hơn 7% mức của năm trước.

Sự khác biệt như vậy là rất bất thường: chẳng hạn như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu hàng hóa đã giảm nhiều hơn (trong khi dịch vụ thậm chí không bao giờ giảm; hình vuông màu xanh dương).

Từ góc độ này cho thấy, sự phục hồi nhờ vào việc có vaccine trong năm tới có thể sẽ do nhu cầu về dịch vụ dẫn dắt, chứ không phải hàng hóa, như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Có ý nghĩa quan trọng với châu á?

Ông Frederic Neumann cho rằng, hầu hết các nền kinh tế vẫn chịu tác động rất lớn liên quan đến nhu cầu về hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới. Và đây là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 hoạt động tốt hơn rất nhiều so với nhiều thị trường khác.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn thế giới đều giảm nhưng sự chuyển dịch từ nhu cầu dịch vụ sang nhu cầu hàng hóa đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á.

Tin nên đọc

Tăng trưởng sản lượng xuất khẩu theo thời gian của các nền kinh tế tiên tiến và các nước châu Á mới nổi. Lưu ý đến việc giảm sản lượng xuất khẩu ban đầu của các nước châu Á hồi đầu năm nay (hình vuông màu xanh lá cây) nông hơn và ngắn hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính tòa cầu (hình vuông màu xanh dương).

Hơn nữa, xuất khẩu hiện đang tăng trở lại so với năm ngoái. Điều này phù hợp với sức mạnh tương ứng của nhu cầu hàng hóa được thể hiện trong biểu đồ Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình Hoa Kỳ (% năm).

Tuy nhiên, không giống như hậu quả của thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi thương mại tăng vọt, việc chúng ta sẽ chứng kiến một mức tăng tương tự vào khoảng thời gian này thật sự không rõ ràng khi sự phục hồi vào năm 2021 sẽ do nhu cầu dịch vụ dẫn đắt, và hoạt động xuất khẩu sẽ giảm nhẹ hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu. Hoạt động xuất khẩu sản xuất của châu Á khó có thể được hưởng lợi nhiều như những đợt phục hồi trước đây.

Vaccine tạo ra nét khác biệt trong phát triển

Tất nhiên, vaccine cũng sẽ tạo ra nét khác biệt cho sự phát triển của mỗi địa phương trên toàn khắp châu Á một khi chúng được phổ biến rộng khắp, các hạn chế về khoảng cách xã hội được nới lỏng, sự tự tin sẽ quay trở lại, và cuối cùng, biên giới được mở cửa cho việc đi lại.

Mở cửa biên giới đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Việt Nam (mặc dù người ta cho rằng việc khôi phục du lịch xuyên biên giới đại trà sẽ cần nhiều thời gian hơn so với việc nối lại các dịch vụ địa phương).

Điều đó cho thấy, nhiều nền kinh tế châu Á vẫn còn khá thích thú với sản xuất. Biểu đồ cuối cùng của chúng tôi cho thấy sản xuất theo tỷ trọng GDP cho các thị trường riêng lẻ trong khu vực và trung bình của một thị trường phát triển và mới nổi toàn cầu.

Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia là những nền kinh tế đặc biệt phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất, nhưng nhiều thị trường khác trong khu vực cũng tập trung vào lĩnh vực này nhiều hơn so với các thị trường mới nổi nói chung.

Thị phần của sản xuất trong tăng trưởng GDP (%)

Thị phần của sản xuất trong tăng trưởng GDP (%)

Tất nhiên, điều đó có thể giải thích tại sao châu Á đã thực hiện khá tốt trong năm nay, nhưng cũng có thể thấy khu vực này sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ hơn các khu vực khác trong năm tới.

Theo Vneconomy

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm