Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
"Để phục hồi và phát triển nền kinh tế thì tiền bạc là quan trọng. Nhưng điều còn quan trọng hơn tiền bạc là thể chế. Thể chế tốt có thể khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì “có tiền cũng không tiêu được”, Đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ quan điểm.
Theo chuyên gia, hiện đang có những dự thảo nghị định sửa đổi theo hướng duy trì, thậm chí "kìm kẹp" chặt hơn các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn càng khó khăn hơn.
"Cải cách thể chế có "sức nặng" hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật”, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng việc cải cách thể chế tạo ra dư địa “vô hạn” để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Trước tình hình khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội đã cùng “mổ xẻ” nguyên nhân, đồng thời kiến nghị Chính phủ có các giải pháp đột phá, chỉ đạo điều hành quyết liệt, mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế.
Gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn khiến nhiều doanh nghiệp không còn có những kế hoạch dài hạn hay trung hạn mà tập trung vào giải quyết khó khăn trước mắt.
Để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cải thiện rõ rệt năng lực của Chính phủ trong phối hợp và triển khai những cải cách chính sách kinh tế và đầu tư công. Cải cách thể chế chính là chìa khóa cho khát vọng này.
Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần mạnh tay, thống nhất, tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển.
Bàn về kế hoạch phục hồi nền kinh tế giai đoạn tới, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, ngoài việc kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, cần phải có giải pháp phi tài chính – tức là có cơ chế về thủ tục đặc thù, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư toàn xã hội.
Việc chỉ số môi trường kinh doanh chậm cải thiện cho thấy Việt Nam cần có động lực mới, gắn với cách làm mới cho những lĩnh vực cải cách. Vậy, làm thế nào để tạo động lực cho cải cách thể chế hướng tới thông lệ quốc tế tốt, trong bối cảnh hội nhập, phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025?
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Bá nêu quan điểm: Trong bối cảnh tăng trưởng chậm, việc triển khai các gói hỗ trợ là cần thiết. Nhưng thực tế hầu hết doanh nghiệp, người dân chưa tiếp cận được các gói này. Vì sao doanh nghiệp khó, dân đói, tiền thì có mà ta không giải quyết được?
Một năm sau khi thực thi EVFTA đã đem lại những “trái ngọt” ban đầu, với nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như giày dép, dệt may, nông sản… đang tận dụng tốt ưu đãi từ hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đang thấm đòn đại dịch. Lúc này, nỗ lực khơi thông thị trường, cải cách thể chế… là động lực vô hạn giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Làm sao việc cải cách thể chế, môi trường kinh doanh được giải quyết thần tốc như phòng, chống dịch mới giúp doanh nghiệp phục hồi.
Để cứu những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các chuyên gia cho rằng không nên hỗ trợ tràn lan, vì có những doanh nghiệp dù ‘bơm tiền’ vẫn chết. Cần lựa chọn doanh nghiệp cụ thể để cứu, như những doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...