Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cơn sốt lan đột biến tiềm ẩn nguy cơ trốn thuế, rửa tiền

Nguyễn Hiền
- 08:00, 27/03/2021

(DNTO) - Theo luật sư, các giao dịch “khác thường” lan đột biến tiềm ẩn nguy cơ của các hành vi trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc rửa tiền... Do đó, các cơ quan chức năng cần phải kiểm tra tính xác thực.

 Thời gian qua, liên tiếp xuất hiện các thông tin, hình ảnh về các giao dịch mua bán lan đột biến, với mức giá “khủng”, lên đến hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ như thương vụ mua bán "Lan đột biến" Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng diễn ra tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh gây xôn xao trong dư luận. Hay ngày 12/3/2021 trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một vụ chuyển nhượng thành công cây lan Bảo Duy 5 cánh trắng với gần 19 tỷ đồng tại Hà Nam.

Vụ giao dịch lan đột biến trị giá 250 tỉ đồng gây xôn xao dư luận ở Quảng Ninh. Ảnh: Thanh Niên

Vụ giao dịch lan đột biến trị giá 250 tỉ đồng gây xôn xao dư luận ở Quảng Ninh. Ảnh: Thanh Niên

Dù đã nghe và quen với những vụ chuyển nhượng lan tiền tỷ, nhưng khi giao dịch này được thông báo thành công, nhiều người vẫn không khỏi sửng sốt trước những thông tin này. Liên quan đến vụ việc ở Hà Nam, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh khẳng định, qua xác minh ban đầu 99% vụ chuyển nhượng lan Bảo Duy 5 cánh có giá gần 19 tỷ đồng là giả....

Chưa có giống lan đột biến nào của Việt Nam được đăng ký chính thức

Thực tế, lan đột biến cũng có những giá trị cao về tính độc đáo, quý hiếm và thẩm mỹ nên thường được người chơi lan yêu thích, dẫn đến nhu cầu tăng cao và vì vậy, mức giá của lan đột biến cũng tăng theo là điều bình thường. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Viện sĩ Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam với phóng viên VOV, cho đến giờ phút này lan đột biến chưa được cơ quan chức năng, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một giống lan chính thức. Bởi, trong luật Trồng trọt, tại chương 2 từ Điều 19, Điều 35 và đặc biệt là Điều 22, trước khi kinh doanh, sản xuất một loại giống cây trồng nào thì nó phải được công nhận là giống được lưu hành trong thị trường. Và cho đến giờ phút này chưa có giống lan đột biến nào của Việt Nam được đăng ký chính thức, được công nhận hoặc để tự công bố.

Theo ông Long, có thể một số nơi nộp đơn bảo hộ các loài lan này, nhưng cho đến giờ phút này chưa được cấp bằng bảo hộ giống lan đột biến. Do đó, về mặt pháp lý, bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào đó muốn sản xuất và kinh doanh giống, giống đó phải được công nhận hoặc phải được tự công bố chất lượng và được cơ quan có thẩm quyền cho công bố lưu hành trong toàn quốc thì lúc đó mới có tư cách pháp nhân để buôn bán thương mại.

GS.TS, Viện sĩ Trần Đình Long kiểm tra khu vực khảo nghiệm sản xuất lúa HDT10 tại xã Liên Hà. Ảnh: Báo Nông nghiệp.

GS.TS, Viện sĩ Trần Đình Long kiểm tra khu vực khảo nghiệm sản xuất lúa HDT10 tại xã Liên Hà. Ảnh: Báo Nông nghiệp.

Dưới góc độ pháp lý, theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty luật TGS, đoàn luật sư Hà Nội, các giao dịch mua bán lan đột biến là quan hệ dân sự (về mua bán tài sản, hàng hóa), được thực hiện theo sự thỏa thuận và thống nhất giữa người bán và người mua. Nhà nước không thể ngăn cấm hoặc can thiệp “thái quá” vào các quan hệ này. Tuy nhiên, với những mức giá quá “phi thực tế” thì các giao dịch này đã thể hiện sự “bất thường”, không đảm bảo tính minh bạch và đã đặt ra nhiều vấn đề về mặt pháp lý.

 Trước hết, nếu các giao dịch này là có thật thì có thể phát sinh nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, nếu các bên tham gia giao dịch là cá nhân, thì các cá nhân đó sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng với mức 1% và thuế thu nhập cá nhân là 0,5% trên tổng giao dịch; còn nếu là doanh nghiệp thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên tổng số lợi nhuận, và 10% thuế giá trị gia tăng giá trị đầu vào. Tuy nhiên, nếu bên bán trực tiếp trồng hoặc tự gây giống lan đột biến để bán thì họ sẽ thuộc trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng; còn nếu mua đi bán lại thì họ vẫn phải chịu thuế theo các quy định nêu trên.

Tuy nhiên, việc xác định và chứng minh nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch mua bán lan đột biến là hết sức khó khăn, bởi các giao dịch này thường không có hợp đồng, thanh toán bằng tiền mặt, các bên trong giao dịch cũng có thể tìm nhiều cách khác nhau để lách thuế, qua mặt các cơ quan chức năng. Ngay cả đối với các giao dịch đã có hình ảnh, clip thể hiện rõ người bán đã giao cây cho người mua và người mua đã thanh toán tiền cho người bán, với những chồng tiền “khủng” đã được trao tay, thì họ vẫn có thể đưa ra rất nhiều các lý do khác nhau để không phải nộp thuế như: Lan đột biến là do bên bán tự trồng và nhân giống nên không phải nộp thuế; hoặc các bên chưa chính thức giao kết hợp đồng mà mới chỉ dừng lại ở việc bắt tay, thỏa thuận; hay hợp đồng vẫn chưa được thực hiện vì những lý do nào đó...).

Trong trường hợp các giao dịch này là giả, được các bên cố tình dàn dựng trái sự thật, luật sư Hùng cho rằng, đã có dấu hiệu của hành vi lợi dụng mạng xã hội để “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”. Đây là những hành vi trái pháp luật, sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ, với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người vi phạm là tổ chức, còn đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 (một nửa) mức phạt tiền đối với tổ chức nêu trên. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Trường hợp các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật nêu trên ở mức độ nghiêm trọng (thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên), gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì có thể bị xử lý hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” (Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Giao dịch “khác thường” tiềm ẩn nguy cơ trốn thuế, lừa đảo hoặc rửa tiền

Bên cạnh đó, theo luật sư Hùng, các giao dịch “khác thường” này cũng tiềm ẩn nguy cơ của các hành vi trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc rửa tiền... Do đó, các cơ quan chức năng (Công an, thuế và quản lý thị trường) cũng cần phải kiểm tra, xác minh, làm rõ tính xác thực, giá trị thực, nguồn tiền, cũng như động cơ, mục đích của các bên trong các giao dịch này là như thế nào, để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi trái pháp luật có liên quan (nếu có), phòng, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Luật Sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Luật Sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư Hà Nội).

“Những thương vụ mua bán lan đột biến với mức giá “trên trời” đang gây ra những tác động hết sức tiêu cực, làm nhiễu loạn, bóp méo thị trường, gây ra những khả năng rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người chơi lan. Trong thời gian qua, nhiều đối tượng cũng đã lợi dụng “cơn sốt” lan đột biến, để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội”- luật sư Hùng nói.

Để ngăn chặn các chiêu trò “thổi giá” lan đột biến như hiện nay, luật sư Hùng cho rằng, trước hết người dân, đặc biệt là những người chơi lan cần phải hết sức thận trọng, sáng suốt, tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường, tránh tin vào các thông tin chưa được kiểm chứng, không nên đầu tư quá mạo hiểm, chạy theo phong trào, để có thể tránh được việc phải nếm “trái đắng”, trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, hoặc sự đổ vỡ của “bong bóng lan đột biến” có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. 

Về góc độ quản lý Nhà nước, những thương vụ rất “khó tin” này có bản chất là hành vi kinh doanh không lành mạnh, đe dọa đến tính ổn định, cân bằng và sự phát triển lành mạnh của thị trường. Do đó, những vấn đề được đặt ra qua các vụ việc này đã không chỉ còn là câu chuyện riêng biệt của thị trường lan đột biến mà chúng có thể phát sinh và gây bất ổn thị trường đối với nhiều lĩnh vực hoặc loại hàng hóa khác. Trong khi đó, các quy định pháp lý của chúng ta trong việc phòng, chống và xử lý các hiện tượng tiêu cực này là còn rất thiếu và có quá nhiều “lỗ hổng”.  Vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần phải nghiên cứu và xây dựng được các hành lang pháp lý và các cơ chế quản lý đồng bộ và chặt chẽ, để có thể quản lý, giám sát và xử lý hiệu quả nhất đối với các vụ việc tương tự trong tương lai và đối với các lĩnh vực kinh doanh và các loại hàng hóa khác nữa.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
1 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Xem thêm