Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam cần giải 'bài toán' tăng trưởng bằng công nghệ số

Hồng Gấm
- 07:30, 25/08/2021

(DNTO) - Theo chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB), bên cạnh việc kiểm soát các rủi ro về tài khóa, tài chính và xã hội, thì công nghệ số chính là tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, Việt Nam đang nắm giữ vị thế tốt nhưng chưa đồng bộ để trở thành cường quốc số của thế giới.

Việt Nam cần xử lý những rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội, đồng thời đẩy mạnh kinh tế số để thay đổi diện mạo nền kinh tế. Ảnh: TL.

Việt Nam cần xử lý những rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội, đồng thời đẩy mạnh kinh tế số để thay đổi diện mạo nền kinh tế. Ảnh: TL.

Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro

WB vừa công bố báo cáo điểm lại tháng 8 với chủ đề “Việt Nam số hóa - Con đường tới tương lai”, trong đó dự báo kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 4,8%, thấp hơn con số 4,9% dự báo trước đó. Đây là lần thứ 2 WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho rằng, con số 4,8% vẫn là dự báo tích cực trong bối cảnh Việt Nam đang chịu những thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư.

"Việt Nam đang phải đối chọi với đợt dịch thứ 4 bùng phát khó lường. Việc hạn chế đi lại tác động tới các hoạt động kinh tế. Chỉ số PMI tụt xuống dưới mức 50%, giống như các nước ASEAN. Trong tháng 7, doanh số bán lẻ giảm, thâm hụt thương mại tăng do xuất khẩu giảm, trong khi nhập khẩu tăng. Xuất khẩu máy tính, điện tử giảm mạnh" -  bà Dorsati Madani nhận định.

Tin nên đọc

Theo WB, tỷ lệ tiêm vaccine thấp sẽ làm tăng nỗi đau kinh tế cho Việt Nam do Chính phủ không thể sớm gỡ bỏ các biện pháp hạn chế để giúp kinh tế phục hồi.

Do đó, theo tổ chức này, Việt Nam cần thận trọng với rủi ro nợ xấu gia tăng, đặc biệt ở các ngân hàng có mức vốn hóa chưa đảm bảo trước đại dịch. Đây là lúc cần có kế hoạch giải quyết nợ xấu, có cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn Basel II.

Đồng thời, khuyến nghị Việt Nam cần cảnh giác với rủi ro tài khóa. Mặc dù Chính phủ vẫn còn đủ dư địa tài khóa, với tỷ lệ nợ công trên GDP rơi vào khoảng 55,3% GDP vào cuối năm 2020, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tình hình tài khóa có thể xấu đi tương đối nhanh chóng nếu đợt dịch hiện nay không sớm được kiểm soát, hoặc các đợt dịch mới lại nổ ra trong những tháng tiếp theo. Do đó, cần tiếp tục theo dõi sát sao vì rủi ro tài khóa liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, dễ trở thành nợ tiềm tàng.

“Tại thời điểm này, rủi ro tài khóa có vẻ vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng vẫn cần tiếp tục được theo dõi sát sao, đặc biệt là vì rủi ro này liên quan đến sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, dễ trở thành nợ tiềm tàng”, báo cáo nhận định.

Công nghệ số là 'chìa khoá' tăng trưởng

Khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng Covid-19, chuyển đổi số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đã và đang cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu để có vị thế về công nghệ số. Việt Nam đã tham gia “cuộc đua khi coi chuyển đổi số là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đang nắm giữ vị thế tốt nhưng chưa đồng bộ để trở thành cường quốc số của thế giới. Dù là một trong những quốc gia được kết nối tốt nhất trên thế giới, đã có sự hiện diện của một số tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam vẫn đang đi sau ở một số khía cạnh (kỹ năng; tài chính; môi trường pháp lý thuận lợi, bao gồm tiếp cận và an ninh dữ liệu) gây cản trở việc tận dụng tối đa lợi ích từ quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng.

"Những thách thức ngắn hạn mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải đó là khó khăn trong việc đẩy lùi đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay và khởi động lại nền kinh tế. Khủng hoảng Covid-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến" -  bà Carolyn Turk nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Jacques Morisset nhấn mạnh, những gì Việt Nam cần thực hiện là đẩy nhanh công nghệ số để đạt tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới.

“Việt Nam có trở thành "công xưởng" thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ, được quyết định bởi năng lực khai thác nhiều nhất những công nghệ số được phát triển ở các quốc gia khác” - ông Jacques Morisset nhận định.

Ông Jacques Morisset cũng cho rằng: Để thu được nhiều lợi ích từ quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế, ngoài nâng cấp cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần khuyến khích và thu hút đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào kinh tế số, tiếp thu và phát triển kỹ năng, bảo mật dữ liệu cá nhân và an ninh mạng.

Theo đó, ông Jacques Morisset đưa ra 3 khuyến nghị hành động chính đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, nâng cao kỹ năng số. Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế mạnh của công nghệ số và phân bố kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng bất bình đẳng.

Thứ hai, bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo. Để duy trì năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo liên tục là điều kiện bắt buộc. Chính phủ có thể hạ thấp rào cản gia nhập, đặc biệt đối với các công ty có năng lực công nghệ cao, như bằng cách triển khai thực hiện những hiệp định thương mại tự do khu vực.

Thứ ba, đẩy mạnh tiếp cận thông tin, chất lượng và an ninh. Việt Nam vẫn đạt kết quả thấp về tiếp cận thông tin Chính phủ và về nội dung thông tin do Chính phủ cung cấp. 

"Trong lúc đang hoàn thiện dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Chính phủ cần tìm cách cân bằng giữa quản lý dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư, và tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển dữ liệu số, đồng thời học hỏi kinh nghiệm các quốc gia khác trong khu vực cũng đang từng bước chuyển từ giảm bớt chủ nghĩa bảo hộ dữ liệu sang tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân" - ông Jacques Morisset chỉ rõ.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
10 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm